sóc khách hàng
Trong hoạt động của SHB cho đến nay việc ứng dụng các hình thức Marketing còn nhiều hạn chế và đây vẫn là một điểm yếu của ngân hàng. Để nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của ngân hàng nói chung và của hoạt động tài trợ TMQT nói riêng SHB cần thực thi chính sách Marketing một cách có hiệu quả, đặc biệt là chính sách chăm sóc khách hàng và chính sách sản phẩm.
Đối với chính sách chăm sóc khách hàng: Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển, đều phải tìm thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm của mình, hay nói một cách khác đó là sản phẩm của doanh nghiệp làm ra phải phục vụ cho một đối tƣợng khách nào đó. Bởi vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn thu hút cho mình thật nhiều khách hàng, ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần phải hoạch định chính sách chăm sóc khách hàng trên các cơ sở sau:
Một là, cần phân khúc thị trƣờng để xác định cơ cấu thị trƣờng hợp lý và khách hàng mục tiêu, phân nhóm những khách hàng theo tiêu chí phù hợp, từ đó giới thiệu sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng.
Hai là, cần thƣờng xuyên cung cấp thông tin về tình hình tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh, giúp khách hàng có cách nhìn tổng thể về ngân hàng và tăng lòng tin vào ngân hàng.
Ba là, tổ chức các hội nghị khách hàng hoạt động trong lĩnh vực XNK để thắt chặt hơn mối quan hệ với khách hàng, để cung cấp thêm cho khách hàng những kinh nghiệm trong việc ký kết các hợp đồng thƣơng mại cũng nhƣ giúp khách hàng có nhiều thông tin hơn về các sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT của SHB.
Bốn là, SHB phải tiếp tục đổi mới cung cách phục vụ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. Đội ngũ cán bộ ngân hàng phải luôn thể hiện phong cách làm việc văn minh, lịch sự, nhiệt tình trƣớc khách
hàng hay nói một cách khác là mỗi cán bộ công nhân viên của SHB phải làm Marketing tạo nên bộ mặt mới cho ngân hàng. Từ đó mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tài trợ TMQT.
Cuối cùng, cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng riêng, tạo cho khách hàng cảm giác đƣợc tôn trong mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ hƣớng dẫn khách hàng khai báo thông tin, trả lời thắc mắc của khách hàng, tƣ vấn và giới thiệu các dịch vụ tài trợ TMQT tới khách hàng…
Đối với chính sách giá cả: Giá cả là một yếu tố hết sức nhạy cảm, bởi vì giá
cả của ngân hàng (đó là lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, phí dịch vụ ngân hàng…) đƣợc quy định tƣơng đối chặt chẽ và không có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng với nhau. Điều quan trọng ở đây là: Chính sách giá cả của ngân hàng phải đáp ứng sao cho phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, từng loại dịch vụ, từng địa bàn hoạt động và trong từng thời kỳ phải có những thay đổi cho phù hợp.
SHB nên cho khách hàng nhiều cơ hội để lựa chọn nhiều cách trả lãi khác nhau phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của họ: điều này vừa phục vụ tốt hơn đối với khách hàng mà bản thân ngân hàng cũng tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức trong việc theo dõi các món lãi có thời hạn khác nhau. Với các doanh nghiệp xuất khẩu, SHB nên có những chính sách ƣu đãi riêng về lãi suất cho vay cũng nhƣ các loại phí liên quan.
Bên cạnh chính sách khách hàng và chính sách giá cả, SHB cũng cần có những tìm tòi đi sâu nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng đặc biệt là những khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực XNK. Thêm vào đó, SHB cần làm mạnh hơn công tác quảng bá giới thiệu hình ảnh của mình để ngày càng có nhiều tổ chức cá nhân biết tới SHB cũng nhƣ những dịch vụ tài trợ TMQT mà SHB đang cung ứng, qua đó sẽ thu hút đƣợc nhiều các doanh nghiệp XNK đến với ngân hàng.