Nhƣ chúng ta đã biết, bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nƣớc này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nƣớc, cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nƣớc trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, trong năm 2009 tình hình nền kinh tế thế giới đã có đƣợc những kết quả phát triển khả quan hơn sau khi Chính phủ nhiều nƣớc đã thực hiện các gói giải pháp để ngăn chặn suy thoái kinh tế, kích cầu đầu tƣ tiêu dùng với tổng giá trị hơn 10.000 tỷ USD, chiếm gần 20% GDP toàn cầu năm 2008.
Chính phủ Việt Nam đã chủ động vƣợt qua khó khăn, sớm ngăn chặn đƣợc đà suy giảm, từng bƣớc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội thông qua các chƣơng trình kích cầu (cho vay hỗ trợ lãi suất 4% thông qua hệ thống NHTM, cho vay 0% hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lúa gạo của nông dân, cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp trả lƣơng 0% qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), cho vay tín chấp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ…).Với những giải pháp cụ thể và linh hoạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc phục hồi và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần vào phát triển nền kinh tế trong năm 2009. Điều này thể hiện qua GDP của Việt Nam tăng 5,3%, là một trong những nƣớc có tốc độ tăng trƣởng dƣơng GDP trên thế giới và có tốc độ tăng trƣởng GDP cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Trong bối cảnh đó, hoạt động XNK của Việt Nam cũng bị ảnh hƣởng ít nhiều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 của Việt Nam ƣớc tính lên tới 12,246 tỷ USD. Con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhƣng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 ƣớc tính đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% so với thực hiện năm 2008. Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu là 68,83 tỷ USD và giảm 14,7%. Nhƣ vậy, nhập siêu năm 2009 khoảng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn năm 2008 khoảng 6,9%). Cụ thể: Do sự sụt giảm kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu, quy mô giao dịch thƣơng mại quốc tế của Việt Nam đã giảm nhiều trong năm nay. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ƣớc tính chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm 2008 (143,4 tỷ USD).
Kim ngạch xuất nhập khẩu sụt giảm nguyên nhân chính do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối năm cán cân thƣơng mại đã có sự đổi chiều đi lên. Trong khi xuất khẩu thực hiện tháng 11 chỉ đạt mức 4,686 tỷ USD, giảm tới 10% từ 5,206 tỷ USD của tháng trƣớc đó, nhập khẩu lại tăng nhẹ và đạt mức kỷ lục 6,767 tỷ USD trong tháng 11.2009. Liên quan đến hoạt động nhập khẩu vàng trong hai tháng gần đây, theo một nguồn tin từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu vàng tháng 11.2009 đạt trên 337 triệu USD, tƣơng đƣơng với lƣợng vàng nhập khoảng 9-10 tấn. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2009 đã khép lại mặc dù không theo đúng kịch bản kế hoạch đề ra, nhƣng mức giảm nhập siêu so với năm 2008 cũng đã tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô.