2.4.2.1 Những bất cập, hạn chế:
Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc thì công tác tài trợ TMQT của SHB vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần phải khắc phục:
Hạn chế lớn nhất, khó khăn và lâu dài nhất cho hoạt động tín dụng của SHB nói chung và trong hoạt động tài trợ TMQT nói riêng đó là nợ tồn đọng lớn mà chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Phần lớn các khoản nợ khoanh đều bị giảm, xoá, không có nguồn hỗ trợ bù đắp, ngoài việc bán tài sản thế chấp. Quá trình hoàn thiện thủ tục đƣa tài sản thế chấp ra bán đấu giá tại trung tâm bán đấu giá thuộc sở tƣ pháp Hà Nội vẫn còn nhiều vƣớng mắc nhƣ hồ sơ thế chấp không đầy đủ hoặc giả mạo; con nợ chây ỳ cản trở Ngân hàng bán tài sản, thời hạn khởi kiện đã hết, các tranh chấp dân sự phát sinh cản trở việc phát mại tài sản để thu nợ; thủ tục bán đấu giá còn gây phiền hà cho khách hàng nhƣ mức lệ phí đấu giá, tiền đặt cọc, tình trạng buôn ép giá kiếm lời làm ảnh hƣởng đến tâm lý khách hàng không muốn đƣa tài sản thế chấp ra bán tại các trung tâm. Mặt khác, việc đảm bảo bằng tài sản của các DNNN chỉ mang tính hình thức, nên khi doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả đƣợc nợ thì việc xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng sẽ rất khó khăn, không để giải quyết nhanh chóng và thời gian kéo dài, dẫn đến ứ đọng vốn trong kinh doanh của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay phục vụ hoạt động XNK của SHB còn chưa hợp lý về cả thời gian, loại tiền cũng như mục đích tài trợ. Tỷ trọng cho vay xuất khẩu còn quá nhỏ bé và chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, tỷ trọng nhập khẩu quá lớn gây nên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu cho vay. Đồng tiền cho vay cũng mới chỉ tập trung ở loại tiền đồng, chƣa mở rộng ra các loại ngoại tệ khác nhƣ USD, EUR dẫn đến chƣa thể thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là hoạt động tài trợ xuất khẩu an toàn nhất đối với ngân hàng, tuy nhiên do mới đƣợc thực hiện tại SHB từ giữa năm 2008 nên còn nhiều hạn chế, chủ yếu do quan hệ ngân hàng đại lý của SHB chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của khách hàng. Điều này gây khó khăn cho hoạt động chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất vì khi SHB có quan hệ đại lý với ngân hàng mở L/C thi việc thu xếp thanh toán sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Các hình thức tài trợ TMQT còn quá đơn điệu chủ yếu là tổ chức cổ điển, chƣa áp dụng hình thức cho vay mới nhƣ bao thanh toán, cho thuê tài chính... làm giảm tính hấp dẫn đối với khách hàng. Hơn nữa, trong khi cho vay lại quá tập trung vào khâu lƣu thông vì vậy rủi ro rất lớn. SHB vẫn chƣa có các kho hàng để bảo quản tài sản đảm bảo, chƣa nắm đƣợc các lô hàng thế chấp một cách chắc chắn, vì vậy khi thực hiện cho vay thế chấp bằng lô hàng nhập khẩu thì thƣờng vẫn phải thuê kho của bên thứ 3 để quản lý lô hàng, dẫn đến tăng chi phí và chƣa thực sự kiểm soát đƣợc rủi ro.
Công tác đào tạo cán bộ còn chưa kịp với yêu cầu và nhiệm vụ mới, các cán bộ xử lý nghiệp vụ còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm nhƣ cho vay vƣợt quá quyền hạn giải quyết, cho vay không thẩm định kỹ (không có tài sản thế chấp hoặc nếu có lại không tự quản lý mà để khách hàng quản lý, thậm chí mở L/C không đƣa hết các điều kiện hợp đồng... ), nắm bắt thông tin chƣa nhanh nhạy theo kịp biến động của thị trƣờng.
Bên cạnh đó, quy định về người chịu trách nhiệm quản lý các món vay XNK ở SHB chưa hợp lý. Quyết định và quản lý các món vay ở SHB là phân công đều cho các cán bộ tín dụng. Điều này có lợi là mở rộng tầm hiểu biết cho các cán bộ tín dụng sang lĩnh vực XNK. Nhƣng nhƣ thế sẽ gây cản trở lớn cho các món vay đƣợc
thực hiện có hiệu quả vì để thực hiện một khoản vay tín dụng XNK đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiểu biết sâu về thị trƣờng, luật pháp quốc tế của các nƣớc về hoạt động XNK. Ngoài ra, SHB vẫn chưa hạch toán độc lập kết quả tín dụng XNK với hoạt động tín dụng khác, điều này làm ảnh hƣởng phần nào đến việc đánh giá kết quả kinh doanh và vạch ra phƣơng hƣớng của hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Ngân hàng trong thời gian tới.
2.4.2.1 Nguyên nhân:
Trƣớc hết, những hạn chế, bất cập trên do các nguyên nhân khách quan bao gồm:
Thứ nhất: Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ
Môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ và thiếu đồng bộ nên đã gây ra những khó khăn vƣớng mắc cho SHB trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các NHTM hiện nay hoạt động dƣới sự điều chỉnh của luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hệ thống luật và dƣới luật của chính phủ. Một số quy định trong luật còn xa rời với thực tiễn nhƣ:
- Quy định tín dụng của các Ngân hàng còn nhiều vƣớng mắc. Ví dụ, không cho phép doanh nghiệp có nợ quá hạn vay. Đối với các doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì vốn là vấn đề giải quyết mọi ách tắc lại không đƣợc đáp ứng. Ngân hàng cho vay để cứu doanh nghiệp nếu thành công thì có thành tích, còn nếu rủi ro thì bị truy tội cố ý làm trái hoặc ít nhất cũng là thiếu tinh thần trách nhiệm.
- Quy chế chính sách của Nhà nƣớc trong việc xử lý tài sản thế chấp còn nhiều bất cập nhƣ Ngân hàng không thể tự đứng ra bán tài sản thế chấp để thu nợ mà phải đƣợc sự đồng ý và có giấy uỷ quyền của tài sản. Trên thực tế, khi gặp con nợ chây ỳ không hợp tác thì Ngân hàng chỉ còn cách khởi kiện tại toà án. Việc xử lý sẽ kéo dài thậm chí đi đến chỗ bế tắc nếu con nợ liên quan đến vụ án hình sự hoặc bỏ trốn. Theo quy định thì Ngân hàng chỉ đƣợc giải chấp tài sản nếu ngƣời vay trả hết nợ hoặc có tài sản thế chấp bổ sung cho khoản nợ còn thiếu. Tuy nhiên, đại đa số khách hàng yêu cầu Ngân hàng giải chấp để họ tự bán tài sản trả nự Ngân hàng,
trong khi trị giá bán tài sản trả nợ Ngân hàng, trong khi trị giá bán tài sản thế chấp thấp hơn nhiều so với nợ vay và nguồn vay không có tài sản nào khác để thế chấp cho Ngân hàng, hoặc họ đã ngừng sản xuất kinh doanh chuẩn bị phá sản.
- Hoạt động tín dụng tài trợ XNK liên quan đến nhiều ban ngành trong nƣớc nhƣ Bộ Thƣơng mại, Tổng cục hải quan, Bộ công nghiệp Việt Nam... Vì vậy, nó chịu sự điều chỉnh của nhiều luật mà các luật ở nƣớc ta còn có sự đan chéo, gây nhiều khó khăn cho các quyết định của trọng tài quốc tế trong nƣớc và vụ kiện.
Thứ hai: Chính sách lãi suất và tỷ giá bất hợp lý và không ổn định
Lãi suất cho vay vẫn là vấn đề bức xúc gây ảnh hƣởng cho các NHTM. Có thể thấy rõ, trong năm 2009 lãi suất cơ bản không tăng trong một thời gian khá dài từ tháng 2 đến tháng 11 trong khi lãi suất huy động thị trƣờng I của các NHTM gia tăng nhanh gần bằng với lãi suất trần cho vay, dẫn đến việc các NHTM phải lách trần bằng nhiều biện pháp nhƣ gia tăng thu phí, ký các thỏa thuận sử dụng thêm các dịch vụ tƣ vấn tài chính....Điều này gây ảnh hƣởng đến tâm lý của các doanh nghiệp và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng .
Bên cạnh đó, vấn đề tỷ giá luôn gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các NHTM trong quá trình kinh doanh. Tình hình khan hiếm USD xảy ra thƣờng xuyên trên thị trƣờng do các doanh nghiệp xuất khẩu không bán ngoại tệ cho ngân hàng dẫn đến tỷ giá thực tế trên thị trƣờng cao hơn rất nhiều so với tỷ giá do NHNN quy định, gây khó khăn cho các NHTM trong việc giải quyết nhu cầu mua USD của các doanh nghiệp.
Thứ ba: Môi trường kinh doanh chưa thông thoáng
Hiện nay, điều kiện Việt Nam chƣa cho phép mở rộng các hình thức tài trợ TMQT bởi các lý do sau:
- Thƣơng phiếu là công cụ cổ điển đƣợc sử dụng lâu đời trong quan hệ thƣơng mại ở các nƣớc phát triển, nhƣng đến nay, ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc sử dụng.
- Thị trƣờng hối đoái chƣa phát triển, các nghiệp vụ mà các Ngân hàng, nhà xuất khẩu có thể tham gia để phòng tránh rủi ro nhƣ forward, options, future chƣa đƣợc áp dụng thông dụng
- Nhà nƣớc chƣa có chính sách, chiến lƣợc đủ mạnh ủng hộ hoạt động XNK nhƣ cung cấp thông tin, phát triển mạng lƣới tin học, viễn thông tạo tiền đề cho hoạt động XNK.
Bên cạnh đó, trong năm 2009 hoạt động kinh tế của cả nƣớc nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tiếp tục chịu ảnh hƣởng của những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Thị trƣờng trong nƣớc có sức mua giảm sút, hàng hoá chậm luân chuyển tạo ra nguy cơ giảm phát trong nền kinh tế. Kinh tế đối ngoại có một số khó khăn mới: thị trƣờng XNK giá cả giảm sút, đầu tƣ nƣớc ngoài bị thu hẹp... đã tác động lớn đến hoạt động Ngân hàng. Đặc biệt đối với SHB, điều này còn khó khăn hơn nhiều vì hầu hết các doanh nghiệp đều là kinh tế địa phƣơng với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, khả năng hấp thụ vốn thấp...
Thứ tư: Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra
Thiên tai lũ lụt hạn hán cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng cho doanh nghiệp, nó đem lại thiệt hại về kinh tế và e ngại về tâm lý cho các tổ chức kinh doanh và cá nhân. Những thiệt hại này khiến cho các doanh nghiệp vốn đã làm ăn không hiệu quả để trả gốc lẫn lãi cho khoản vay khi đến lại càng gặp khó khăn nghiêm trọng hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản, trong khi đó hoạt động sản xuất và chế biến nông sản tại Việt Nam vẫn còn bị phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vì vậy, khi thiên tai lũ lụt xảy ra thì khó tránh khỏi những tổn thất dây chuyền, gây ảnh hƣởng cho cả Ngân hàng. Do vậy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.
Thứ năm: Các nguyên nhân về phía doanh nghiệp XNK
Vốn tự có của doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ: phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tồn tại và hoạt động dựa vào nguồn vốn Ngân hàng là chính. Vì vậy, khả năng tự chủ của doanh nghiệp không cao.
Ngoài ra, phƣơng án kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không hợp lý: Sự bất hợp lý thể hiện qua việc nghiên cứu thị trƣờng, dự đoán mức tiêu thụ không
chính xác, đán giá lại công suất, máy móc không khớp với nguyên liệu đầu vào dẫn đến không hoàn thành lịch trả nợ cho Ngân hàng. Các doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị bằng trả chậm còn nhiều vốn xây dựng cơ bản do ngân sách Nhà nƣớc cấp. Song do nguồn vốn này đƣợc cấp không đúng hạn hoặc bị cắt giảm nên không đảm bảo đúng tiến độ thi công, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng han của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thì chủ yếu xuất hàng nông sản và chƣa có sự hợp tác để cùng thống nhất về giá cả, chỉ tiêu chất lƣợng hàng xuất, dẫn đến xuất khẩu tràn làn, mạnh ai ngƣời đấy làm khiến chất lƣợng cũng nhƣ uy tín của một số hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hƣởng nặng nề. Công tác dự đoán thị trƣờng còn yếu, không tính đƣợc chu kỳ lên xuống của các mặt hàng nông sản, do vậy khi ký hợp đồng thì giá thấp nhƣng khi phải thực hiện giao hàng thì giá lại lên cao, ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh; từ đó không còn khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ với Ngân hàng.
Hơn nữa, kiến thức của doanh nghiệp về hoạt động tín dụng, về hợp đồng thƣơng mại còn hạn chế gây bất lợi cho Ngân hàng (doanh nghiệp bị ép mua với giá cao, chất lƣợng không đảm bảo, công nghệ lạc hậu thiếu đồng bộ, quy định phƣơng án trả nợ không hợp lý dẫn đến nguồn thu không đƣợc bù đắp và trả nợ Ngân hàng). Một số doanh nghiệp còn không thực hiện đúng cam kết khi vay vốn nhƣ không mua bảo hiểm tài sản, sử dụng vốn sai mục đích.
Ngoài những nguyên nhân khách quan nêu trên, còn phải kể đến những
nguyên nhân chủ quan thuộc về phía chính SHB, đó là:
Thứ nhất: SHB thiếu các quy định và văn bản điều chỉnh hoạt động tài trợ TMQT
Tại SHB hiện nay vẫn chƣa có những văn bản hay quy định riêng về hoạt động tài trợ TMQT, vì vậy khi phát sinh các nghiệp vụ mới rất khó khăn trong việc triển khai và không có định hƣớng. Hoạt động tài trợ TMQT liên quan đến hoạt động XNK, một hoạt động hết sức phức tạp và đòi hỏi phải có sự am hiểu các phƣơng thức giao dịch quốc tế, hợp đồng ngoại thƣơng, tập quán và luật lệ
TMQT...Vì vậy, rất cần có những quy định riêng để hƣớng dẫn và tạo khung pháp lý cho hoạt động này phát triển.
Thứ hai: Công tác quản trị rủi ro và điều hành tại SHB còn yếu kém
Trong những năm vừa qua, hoạt động quản lý và giám sát tín dụng tại SHB chƣa thực sự đƣợc quan tâm, vì vậy Phòng Quản lý tín dụng Hội sở SHB mới chỉ tập trung làm công tác tái thẩm định các khoản tín dụng mà chƣa có những động thái cũng nhƣ định hƣớng để ban hành các quy định quản lý và giám sát hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng. Điều này dẫn đến sự phát triển lệch trong cơ cấu và tỷ trọng của hoạt động cho vay tài trợ XNK. Trong khi đó Phòng Quản lý rủi ro Hội sở thì chƣa thực sự phát huy vai trò quản trị rủi ro toàn hàng, nhất là với hoạt động tín dụng vì số lƣợng nhân sự quá ít và thiếu trình độ chuyên môn.
Thứ ba: Trình độ bất cập của nhân viên tín dụng tại SHB
Có thể nói, có một số nhân viên tín dụng nhận thức về bản chất tín dụng không đầy đủ dẫn đến việc đơn giản, sơ sài trong chấp hành quy định của Ngân hàng. Ngoài ra, đa phần các cán bộ tín dụng thiếu trình độ hiểu biết về pháp luật, thể lệ tập quán thƣơng mại và thanh toán quốc tế, trình độ ngoại ngữ không đáp ứng đƣợc nhu cầu nghiệp vụ. Một cán bộ quản lý tín dụng XNK nếu tính theo dƣ nợ thì bằng hàng chục cán bộ quản lý cho vay hộ sản xuất, điều đó thể hiện hiệu quả đầu tƣ XNK nhƣng trái lại cũng thể hiện khả năng rủi ro lớn nếu nhƣ cán bộ tín dụng đó không đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm đạo đức kinh doanh. Ngân hàng chƣa có đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nên lúng túng trong việc thẩm định các dự án lớn, nhất là các dự án năng suất có vốn đầu tƣ và nhập khẩu thiết bị nƣớc ngoài. Thực trạng đội ngũ cán bộ tín dụng SHB hiện nay là vấn đề đáng đƣợc lƣu tâm, đa phần là nhân viên trẻ, vì vậy còn thiếu kinh nghiệm và tri thức thực tế trong thị trƣờng chằng chịt những mối quan hệ phức tạp.