2.3.1.1 Quy mô vốn
Theo quy định tại nghị định 141 của Chính phủ, đến cuối năm 2010 các ngân hàng cổ phần, liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài và Quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng phải tăng vốn pháp định từ 1.000 tỷ đồng lên tối thiểu 3.000 tỷ, vì vậy các ngân hàng hiện đang quyết liệt tăng vốn điều lệ. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) quyết định tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỷ lên 3.000 tỷ đồng theo hình thức chào bán thêm 60 triệu cổ phiếu cho cổ đông. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) dự kiến
thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.800 tỷ đồng so với mức hiện tại là 3.482 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông (OCB) cũng vừa hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ từ trên 1.474 tỷ lên 2.000 tỷ đồng và đang có kế hoạch sẽ phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu vào cuối năm 2010 và phát hành thêm 400 tỷ đồng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng lớn cũng quyết liệt thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ nhằm thực hiện các mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Kế hoạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thƣơng tín (Sacombank) trong năm 2010 là vốn điều lệ sẽ đạt 9.800 tỷ đồng (hiện tại là 6.700 tỷ đồng). Còn Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) sẽ phát hành thêm 112,29 triệu cổ phần để tăng vốn (vốn điều lệ hiện trên 12.000 tỷ đồng)
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2009 vốn điều lệ của SHB vẫn chỉ là 2.000 tỷ đồng, chƣa đáp ứng yêu cầu của chính phủ. Kể cả trong năm 2010 SHB tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo đúng quy định thì xét chung quy mô vốn điều lệ của SHB vẫn còn nhỏ bé so với các ngân hàng lớn trong nƣớc và quá nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực (quy mô vốn bình quân của 20 NHTM đứng đầu khu vực Đông Nam Á đạt trên 1 tỷ USD, tƣơng đƣơng hơn 19.000 tỷ đồng)
2.3.1.2 Mức sinh lời
Mức sinh lời là tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM, thể hiện qua các chỉ số ROA và ROE. Tỷ lệ ROE của SHB trong năm 2008 và 2009 lần lƣợt là 13,44% và 15,9%. Tỷ lệ này còn thấp so với tỷ lệ bình quân của các NHTMCP khác nhƣ: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): 28,46%; Sacombank: 12,73%; Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng (Techcombank): 20,89%; Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV): 17,86%; Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank): 14,63%….Tỷ lệ ROA của SHB trong năm 2008 và 2009 lần lƣợt là 1,87% và 1,81%. Tỷ lệ này cũng chƣa thực sự nổi trội hơn so với tỷ lệ bình quân của các Ngân hàng TMCP khác, tiêu biểu nhƣ ACB: 2,1%; Sacombank: 1,44%; Techcombank:1,98%; BIDV: 0,73%; Vietinbank: 0,93%...
Rõ ràng, hiệu quả hoạt động của SHB vẫn còn thấp so với các NHTMCP khác. Hiệu quả hoạt động kinh doanh chung góp phần không nhỏ phản ánh năng lực
cạnh tranh chƣa cao của SHB trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng.
2.3.1.3 Chất lượng tài sản “Có”
Chất lƣợng tài sản Có đƣợc thể hiện ở mức độ tập trung và đa dạng hóa của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn...Hiện nay, hoạt động tài trợ TMQT tại SHB chủ yếu phục vụ hoạt động nhập khẩu với dƣ nợ phục vụ nhập khẩu chiếm tỷ lệ gần 95% tổng dƣ nợ XNK. Điều này gây rủi ro tiềm ẩn lớn cho SHB trƣờng hợp hoạt động nhập khẩu gặp khó khăn chung do chính sách tỷ giá hay do những biến động kinh tế trong nƣớc. Đây là rủi ro thƣờng gặp của các ngân hàng còn ít kinh nghiệm và non trẻ trong ngành ngân hàng nhƣ SHB. Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng (Oceanbank) hay Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) hiện cũng đang duy trì cơ cấu bất hợp lý này với tỷ trọng cho vay phục vụ nhập khẩu chiếm phần lớn (hơn 95%) (chi tiết cụ thể tại Bảng 2.13). Việc cơ cấu lại tỷ trọng dƣ nợ xuất khẩu và nhập khẩu là ƣu tiên quan trọng góp phần cải thiện chất lƣợng tài sản Có của SHB trong những năm sắp tới.
Bảng 2.13: Dƣ nợ cho vay phục vụ hoạt động XNK tại các ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2009
Đơn vị: đồng
Loại hình PGBank OceanBank SHB
Xuất khẩu 9,286,202,885 0 1,510,000,000 Ngắn hạn 9,286,202,885 0 1,510,000,000 Trung dài hạn 0 0 0 Nhập khẩu 866,494,391,605 211,369,378,227 236,790,526,293 Ngắn hạn 594,315,408,013 36,085,617,488 236,755,355,110 Trung dài hạn 272,178,983,592 175,283,760,739 35,171,183 Tổng XNK 875,780,594,490 211,369,378,227 238,300,526,293
Nguồn: trích từ Báo cáo các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank), Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank),
2.3.1.4 Khả năng thanh khoản
Tại SHB, hệ thống thông tin quản lý nói chung và quản lý rủi ro thanh khoản nói riêng còn rất hạn chế. Lƣợng thông tin còn phân tán, các báo cáo chƣa rõ ràng và thiếu cập nhật gây nhiều khó khăn cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực có trình độ và kinh nghiệm về rủi ro thanh khoản không nhiều là một trở ngại trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro thanh khoản.