Một số vấn đề về siêu thị

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị vinafood mart – đồng tháp (Trang 27 - 30)

2.1.2.1 Khái niệm về siêu thị

Siêu thị” là từ đƣợc dịch ra từ các thuật ngữ nƣớc ngoài – “supermarket” (tiếng Anh) hay “supermarché” (tiếng Pháp), trong đó “super” có nghĩa là “siêu” và “market” là “chợ”. Siêu thị ra đời lần đầu tiên vào năm 1930 tại Mĩ và với những ƣu thế nổi trội của mình, đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ của thế giới hiện đại. Hiện nay siêu thị đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng nƣớc, ví dụ:

Tại Hoa Kì, siêu thị đƣợc định nghĩa “là cửa hàng tự phục vụ tƣơng đối lớn có mức chi phí thấp, tỉ suất lợi nhuận không cao và khối lƣợng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”, song còn có khái niệm đơn giản “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phổ biến của ngƣời dân nhƣ thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác”.

17

Tại Anh ngƣời ta định nghĩa siêu thị là cửa hàng bách hóa bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác. Siêu thị thƣờng đặt tại thành phố hoặc dọc đƣờng cao tốc hoặc trong khu buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông. Siêu thị ở Pháp đƣợc định nghĩa là “cửa hàng bán lẻ theo phƣơng thức tực phục vụ có diện tích từ 4.000 m2

đến 25.000 m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm và vật dụng gia đình”.

Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị nhƣng từ những định nghĩa khác nhau này, ngƣời ta vẫn thấy rõ nội hàm của siêu thị là: (1) dạng cửa hàng bán lẻ, (2) áp dụng phƣơng thức tự phục vụ, (3) hàng hóa tiêu dùng phổ biến.

Trong Quy chế “siêu thị, trung tâm thƣơng mại” của Bộ Thƣơng mại đã định nghĩa “Siêu thị là loại cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lƣợng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kĩ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phƣơng thức phục vụ văn minh thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”. (Nguyễn Thị Nhiễu, 2006, trang 20 – 21)

2.1.2.2 Phân loại siêu thị

Phân loại siêu thị theo quy mô

Việc phân loại siêu thị theo quy mô đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới áp dụng và họ dựa trên hai tiêu chí cơ bản để xác định, đó là diện tích mặt bằng bán hàng và tập hợp hàng hóa của siêu thị. Căn cứ vào quy mô có thể chia siêu thị ra 3 loại: siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị.

Trong Quy chế siêu thị, trung tâm thƣơng mại của Bộ Thƣơng mại cũng áp dụng việc phân loại siêu thị theo quy mô. Cụ thể, siêu thị đƣợc phân chia thành 3 hạng: Hạng I, Hạng II và Hạng III. (Nguyễn Thị Nhiễu, 2006, trang 25)

Phân loại theo hàng hóa kinh doanh

- Siêu thị tổng hợp: Siêu thị tổng hợp là siêu thị bán nhiều loại hàng hóa cho nhiều loại khách hàng. Hiện nay siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển có những siêu thị có tập hợp hàng hóa vừa rộng vừa sâu tới hàng chục ngàn loại hàng.

- Siêu thị chuyên doanh: Theo định nghĩa thì các siêu thị chuyên doanh chỉ có thể là siêu thị bán hàng thực phẩm. Nhƣng theo cách hiểu thông thƣờng thì siêu thị chuyên doanh chính là các cửa hàng chuyên doanh áp dụng phƣơng thức bán hàng tự chọn. Đó có thể là các cửa hàng chuyên bán quần áo, giày dép, đồ nội thất, hàng điện máy, vật liệu xây dựng,… Siêu thị chuyên doanh cung cấp tập hợp hàng hóa hẹp nhƣng sâu. (Nguyễn Thị Nhiễu, 2006, trang 26)

18

2.1.2.3 Vị trí, vai trò của siêu thị trong kênh phân phối hiện đại

Vị trí

Trong hệ thống các cửa hàng bán lẻ hiện đại siêu thị đƣợc xếp ở vị trí cao hơn các cửa hàng tự chọn nhỏ, cửa hàng tiện dụng và thấp hơn so với các đại siêu thị, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng bách hóa, trung tâm thƣơng mại nếu xét về quy mô và phƣơng thức kinh doanh.

Vai trò

- Siêu thị nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Các siêu thị hoạt động trong mạng lƣới lƣu thông phân phối bán lẻ, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội.

- Siêu thị có thể dẫn dắt ngƣời sản xuất định hƣớng vào nhu cầu thị trƣờng, thúc đẩy phƣơng thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trƣờng.

- Siêu thị giúp giảm thiểu các tần, nấc trung gian trong hệ thống phân phối, hình thành nên một hệ thống phân phối liên kết dọc vững chắc.(Nguyễn Thị Nhiễu, 2006, trang 30 – 35)

2.1.2.4 Những lợi thế và bất lợi của siêu thị so với các loại hình kinh doanh thương mại khác

Lợi thế

- Siêu thị đƣợc tổ chức với quy mô lớn, phƣơng thức kinh doanh văn minh, hiện đại, hàng hóa và dịch vụ phong phú đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng và nhà sản xuất.

- Hình thức kinh doanh của siêu thị có tính chuyên môn hóa cao không những giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá của siêu thị mà còn giúp tăng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc đối với khâu lƣu thông phân phối.

- Siêu thị góp phần rất lớn trong việc tạo ra và củng cố các kênh phân phối liên kết dọc, không những đảm bảo phục vụ đƣợc nhiều đối tƣợng hơn mà còn góp phần hình thành và phát triển mạng lƣới phân phối hiện đại ở Việt Nam.

Bất lợi

- Bán hàng theo phƣơng thức tự phục vụ có nghĩa là không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán, điều này gây khó khăn so với hình thức khác cho ngƣời mua khi mà họ cần một lời khuyên để quyết định chọn hàng hóa. Mặt khác

19

cũng do đặc điểm tự phục vụ mà hàng hóa ở siêu thị phải là hàng tiêu chuẩn hóa, để cân đong đo đếm dễ nhận biết chất lƣợng.

- Các siêu thị thƣờng không đạt tới hàng hóa phẩm cấp cao, hàng hiệu và phân đoạn khách hàng có thu nhập cao.

- Siêu thị có thời gian mở cửa cố định gây ra những khó khăn cho việc mua sắm của khách hàng trong khi các cửa hiệu độc lập thƣờng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

- Siêu thị thƣờng có tập hợp hàng hóa rộng nhƣng không sâu.

- Siêu thị mang hơi thở của nhịp sống công nghiệp và hiện đại, các siêu thị đều giống nhau ở phƣơng thức phục vụ giống nhau tạo ra sự nhàm chán đối với ngƣời mua. (Nguyễn Thị Nhiễu, 2006, trang 35 – 41)

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị vinafood mart – đồng tháp (Trang 27 - 30)