Nghề nghiệp, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân của ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị vinafood mart – đồng tháp (Trang 54 - 56)

ngƣời tiêu dùng

Nghề nghiệp của ngƣời tiêu dùng trong mẫu khảo sát có sự đa dạng, trong đó chủ yếu ngƣời tiêu dùng có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng, công nhân viên chức, tự kinh doanh, học sinh sinh viên và một số ngành nghề khác nhƣ nội trợ, nông dân, … Cụ thể, nghề nghiệp của đáp viên phân bố nhƣ sau: nhân viên, công nhân chiếm đa số gần 45,83%. Trong khi thành phần tự kinh doanh mua bán nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 26,19% trên tổng số thì nhóm đối tƣợng là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ hơn 16,67%. Phần còn lại gồm những ngƣời nội trợ và nông dân chiếm tỷ lệ hơn 10%. Sự phong phú về nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu giúp cho đề tài mang tính đại diện, mỗi nghề nghiệp đại diện cho một tầng lớp và có hành vi sử dụng khác nhau.

Qua bảng 4.1 cũng thấy đƣợc trình độ học vấn của ngƣời tiêu dùng chủ yếu ở trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học trở lên nhóm này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số khoảng 45,24%, tiếp đến là trình độ Trung học phổ thông chiếm khoảng 29,17% trong tổng số mẫu quan sát, gần 19,64% là tỷ lệ trình độ Trung học cơ sở và trình độ Tiểu học là thấp nhất trên tổng số chỉ chiếm khoảng hơn 5%. Kết quả này cũng cho thấy những ngƣời đến siêu thị phần lớn đều có trình độ học vấn cao.

Ngƣời tiêu dùng đƣợc phỏng vấn bao gồm ngƣời tiêu dùng độc thân, đã kết hôn và đã ly hôn ở góa trong đó ngƣời tiêu dùng độc thân và kết hôn chiếm đa số. Cụ thể, đầu tiên là ngƣời tiêu dùng đang độc thân chiếm tỷ lệ gần 43,45% tổng số mẫu và nhóm ngƣời tiêu dùng đã kết hôn chiếm tỷ lệ tƣơng tƣơng là hơn 45,83% , trong khi đó ở nhóm đã ly hôn và ở góa chỉ chiếm khoảng 10,71%.

44

Bảng 4.1 Một số đặc điểm cơ bản của ngƣời tiêu dùng

THÔNG TIN MẪU SỐ ĐÁP VIÊN (Ngƣời) TỶ LỆ (%)

I. Nghề nghiệp 168 100,00

1. Nhân viên/ công nhân 77 45,83

2. Sinh viên/ học sinh 28 16,67

3. Tự kinh doanh 44 26,19 4. Nội trợ 10 5,95 5. Nông dân 9 5,36 II. Trình độ học vấn 168 100,00 1. Tiểu học 10 5,95 2. Trung học Cơ sở 33 19,64 3. Phổ thông 49 29,17

4. Trung cấp, Cao đẳng và Đại học trở

lên 76 45,24

III. Tình trạng hôn nhân 168 100,00

1. Độc thân 73 43,45

2. Đã kết hôn 77 45,83

3. Đã ly hôn/ Ở góa 18 10,71

Nguồn: Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

4.1.4. Thu nhập và chi tiêu trung bình hàng tháng của đối tƣợng nghiên cứu

Qua biểu đồ cho thấy thu nhập của ngƣời dân ở Thành phố Cao Lãnh còn chƣa cao. Cụ thể nhƣ sau, đối với nhóm thu nhập dƣới 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất gần 47,62%. Bên cạnh đó, nhóm thu nhập từ 3 triệu đến 5 triệu cũng chiếm tỷ lệ đáng kể là 30,95%. Khoảng thu nhập trên 5 triệu chỉ chiếm khoảng 21,43% (chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số mẫu khảo sát).

Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện thu nhập trung bình mỗi tháng của ngƣời tiêu dùng Về chi tiêu của ngƣời dân cũng rất khác nhau, có 59,52% ngƣời tiêu dùng cho biết số tiền mà họ chi tiêu hàng tháng là dƣới 3 triệu đồng, mức chi tiêu này còn chƣa cao. Mức chi tiêu từ 3 triệu đến 5 triệu khoảng hơn 27,38%

45

số mẫu quan sát. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là mức chi tiêu trên 5 triệu chỉ khoảng 13,10%.

Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện chi tiêu trung bình mỗi tháng của ngƣời tiêu dùng

4.2 THỰC TRẠNG HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI MUA SẮM TẠI SIÊU THỊ VINAFOOD MART

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị vinafood mart – đồng tháp (Trang 54 - 56)