THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị vinafood mart – đồng tháp (Trang 51)

3.5.1Thuận lợi

- Đƣợc sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ và chỉ đạo của Tổng Công ty Lƣơng thực Miền Nam trong chiến lƣợc phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích đối với các đơn vị thành viên Tổng Công ty, Ban Giám đốc Công ty Lƣơng thực Đồng Tháp đã có định hƣớng xây dựng và phát triển chiến lƣợc kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ phù hợp, từ đó giúp cho Vinafood Mart hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển.

- Địa điểm kinh doanh của Vinafood Mart Cao Lãnh đặt ngay trung tâm thành phố Cao Lãnh rất thuận lợi trong việc bán hàng cho ngƣời tiêu dùng.

- Từng bƣớc phát triển đƣợc mối quan hệ với các nhà sản xuất để ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa trực tiếp nhằm đảm bảo nguồn hàng hóa đa dạng và ổn định, giá cả hợp lý với phƣơng châm “mua tận gốc, bán tận ngọn”. Có chiến lƣợc dự trữ nguồn hàng trƣớc khi có biến động về giá góp phần tăng thêm lợi nhuận cho đơn vị.

41

- Siêu thị luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn siêu thị, hầu hết nhân viên đều gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm, có chí hƣớng phấn đấu và kinh nghiệm trong công việc.

3.5.2Khó khăn

- Diện tích kho hàng dự trữ nhỏ, không đủ chứa hàng, phải chứa hàng trên kho hàng Trần Quốc Toản từ đó làm cho chi phí vận chuyển phát sinh thêm.

- Về mặt giá cả: Những mặt hàng thiết yếu tại đây cũng đƣợc các cửa hàng tạp hóa tƣ nhân bày bán rất phong phú và có giá tƣơng đối phù hợp với ngƣời tiêu dùng trong khu vực, cung cách mua bán cũng đa dạng hơn (bán chịu, trả chậm,…) nên đã tạo nên sự cạnh tranh về giá. Đồng thời do phải đảm bảo nhiều loại chi phí khác nhau nên giá cả ở siêu thị có phần cao hơn so với những nơi khác.

- Quy mô siêu thị còn nhỏ so với tiềm năng cũng nhƣ nhu cầu tiêu dùng hiện tại của ngƣời dân địa phƣơng

- Chƣơng trình khuyến mãi chƣa đƣợc siêu thị triển khai thƣờng xuyên, thời gian diễn ra khuyến mãi ngắn, các hình thức khuyến mãi chƣa đa dạng không đáp ứng mong muốn của ngƣời tiêu dùng

3.5.3Định hƣớng phát triển

- Trƣớc mắt, siêu thị sẽ tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị hàng hóa tốt (nhất là các mặt hàng thiết yếu) đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trƣớc, trong và sau Tết Nguyên Đán sắp đến, góp phần bình ổn giá cả thị trƣờng.

- Trong thời gian sắp tới Vinafood Mart sẽ tiếp tục khai thác thêm nhiều chủng loại hàng hóa mới nhằm đảm bảo hàng hóa luôn đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lƣợng, giá cả ổn định.

- Đàm phán các nhà phân phối để mua hàng với giá tốt nhất và có nhiều khuyến mãi mang đến lợi ích tối ƣu nhất cho khách hàng đồng thời thu hút họ đến với Vinafood Mart nhiều hơn.

- Phối hợp với các xí nghiệp chế biến lƣơng thực trực thuộc Công ty Lƣơng thực Đồng Tháp, cũng nhƣ các nhà cung cấp, để cung cấp đa dạng và phong phú hơn các mặt hàng gạo, nhất là các loại gạo thơm, đặc sản, gạo chất lƣợng cao, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngƣời tiêu dùng nhằm góp phần tăng doanh số và sản lƣợng bán ra của mặt hàng này.

42

CHƢƠNG 4

NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI MUA SẮM TẠI SIÊU THỊ VINAFOOD MART

4.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG

Đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời tiêu dùng đã mua sắm ở siêu thị Vinafood Mart sinh sống trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh: tổng số phiếu khảo sát phát ra là 180 phiếu, tổng số phiếu sử dụng đƣợc là 168.

4.1.1Cơ cấu về giới tính của ngƣời tiêu dùng

Qua biểu đồ cho thấy phân bổ giới tính trong tổng số mẫu quan sát nhƣ sau: giới tính nữ chiếm tỷ lệ 55,36% (với tần suất 93/168), nam chiếm tỷ lệ 44,64% (tần tuất 75/168). Kết quả thống kê cho thấy trong tổng số ngƣời tiêu dùng đƣợc phỏng vấn nữ giới chiếm phần nhiều hơn vì đại bộ phận họ là những ngƣời đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc cho gia đình, nấu nƣớng đồng thời mua sắm là sở thích của họ nên có việc đi siêu thị có phần nhiều hơn so với nam giới.

Nguồn: Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính

4.1.2Cơ cấu về tuổi của ngƣời tiêu dùng

Qua kết quả thống kê cho thấy ngƣời tiêu dùng chủ yếu có độ tuổi nằm trong khoảng từ 18 - 30 tuổi. Cụ thể, nhóm ngƣời tiêu dùng dƣới 18 chiếm gần 11,9% trên tổng số. Nhóm ngƣời tiêu dùng từ 18 – 30 tuổi chiếm khoảng 42,26% (chiếm tỷ lệ cao nhất trong tống số mẫu khảo sát). Nhóm ngƣời tiêu dùng từ 30 – 50 tuổi chiếm hơn 36,31% số mẫu khảo sát. Nhóm ngƣời tiêu dùng có độ tuổi trên 50 chiếm chƣa đến 9,52% (chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số mẫu khảo sát).

43

Nguồn: Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhóm tuổi

4.1.3Nghề nghiệp, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân của ngƣời tiêu dùng ngƣời tiêu dùng

Nghề nghiệp của ngƣời tiêu dùng trong mẫu khảo sát có sự đa dạng, trong đó chủ yếu ngƣời tiêu dùng có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng, công nhân viên chức, tự kinh doanh, học sinh sinh viên và một số ngành nghề khác nhƣ nội trợ, nông dân, … Cụ thể, nghề nghiệp của đáp viên phân bố nhƣ sau: nhân viên, công nhân chiếm đa số gần 45,83%. Trong khi thành phần tự kinh doanh mua bán nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 26,19% trên tổng số thì nhóm đối tƣợng là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ hơn 16,67%. Phần còn lại gồm những ngƣời nội trợ và nông dân chiếm tỷ lệ hơn 10%. Sự phong phú về nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu giúp cho đề tài mang tính đại diện, mỗi nghề nghiệp đại diện cho một tầng lớp và có hành vi sử dụng khác nhau.

Qua bảng 4.1 cũng thấy đƣợc trình độ học vấn của ngƣời tiêu dùng chủ yếu ở trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học trở lên nhóm này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số khoảng 45,24%, tiếp đến là trình độ Trung học phổ thông chiếm khoảng 29,17% trong tổng số mẫu quan sát, gần 19,64% là tỷ lệ trình độ Trung học cơ sở và trình độ Tiểu học là thấp nhất trên tổng số chỉ chiếm khoảng hơn 5%. Kết quả này cũng cho thấy những ngƣời đến siêu thị phần lớn đều có trình độ học vấn cao.

Ngƣời tiêu dùng đƣợc phỏng vấn bao gồm ngƣời tiêu dùng độc thân, đã kết hôn và đã ly hôn ở góa trong đó ngƣời tiêu dùng độc thân và kết hôn chiếm đa số. Cụ thể, đầu tiên là ngƣời tiêu dùng đang độc thân chiếm tỷ lệ gần 43,45% tổng số mẫu và nhóm ngƣời tiêu dùng đã kết hôn chiếm tỷ lệ tƣơng tƣơng là hơn 45,83% , trong khi đó ở nhóm đã ly hôn và ở góa chỉ chiếm khoảng 10,71%.

44

Bảng 4.1 Một số đặc điểm cơ bản của ngƣời tiêu dùng

THÔNG TIN MẪU SỐ ĐÁP VIÊN (Ngƣời) TỶ LỆ (%)

I. Nghề nghiệp 168 100,00

1. Nhân viên/ công nhân 77 45,83

2. Sinh viên/ học sinh 28 16,67

3. Tự kinh doanh 44 26,19 4. Nội trợ 10 5,95 5. Nông dân 9 5,36 II. Trình độ học vấn 168 100,00 1. Tiểu học 10 5,95 2. Trung học Cơ sở 33 19,64 3. Phổ thông 49 29,17

4. Trung cấp, Cao đẳng và Đại học trở

lên 76 45,24

III. Tình trạng hôn nhân 168 100,00

1. Độc thân 73 43,45

2. Đã kết hôn 77 45,83

3. Đã ly hôn/ Ở góa 18 10,71

Nguồn: Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

4.1.4. Thu nhập và chi tiêu trung bình hàng tháng của đối tƣợng nghiên cứu

Qua biểu đồ cho thấy thu nhập của ngƣời dân ở Thành phố Cao Lãnh còn chƣa cao. Cụ thể nhƣ sau, đối với nhóm thu nhập dƣới 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất gần 47,62%. Bên cạnh đó, nhóm thu nhập từ 3 triệu đến 5 triệu cũng chiếm tỷ lệ đáng kể là 30,95%. Khoảng thu nhập trên 5 triệu chỉ chiếm khoảng 21,43% (chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số mẫu khảo sát).

Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện thu nhập trung bình mỗi tháng của ngƣời tiêu dùng Về chi tiêu của ngƣời dân cũng rất khác nhau, có 59,52% ngƣời tiêu dùng cho biết số tiền mà họ chi tiêu hàng tháng là dƣới 3 triệu đồng, mức chi tiêu này còn chƣa cao. Mức chi tiêu từ 3 triệu đến 5 triệu khoảng hơn 27,38%

45

số mẫu quan sát. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là mức chi tiêu trên 5 triệu chỉ khoảng 13,10%.

Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện chi tiêu trung bình mỗi tháng của ngƣời tiêu dùng

4.2 THỰC TRẠNG HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI MUA SẮM TẠI SIÊU THỊ VINAFOOD MART MUA SẮM TẠI SIÊU THỊ VINAFOOD MART

4.2.1Thói quen mua sắm tại siêu thị Vinafood Mart

4.2.1.1 Số lần đi siêu thị mỗi tháng

Có 45,24% ngƣời tiêu dùng đi đến siêu thị từ 3 đến 4 lần mỗi tháng (chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số mẫu), bên cạnh đó tỷ lệ ngƣời tiêu dùng đến siêu thị từ 1 đến 2 lần mỗi tháng chiếm 30,36%. Qua hai kết quả thống kê trên có thể giải thích đƣợc do siêu thị là một hình thức mua sắm hiện đại, mới mẻ chính vì thế nó thu hút đƣợc hầu hết ngƣời tiêu dùng đến mua sắm. Hơn nữa, ở Cao Lãnh hiện tại Vinafood Mart là siêu thị tổng hợp duy nhất nên ngƣời dân ở địa phƣơng thƣờng đến để tham quan, mua sắm. Bên cạnh đó, cũng có một số khách hàng đến với siêu thị trên 4 lần, nhóm khách hàng này chiếm gần 24,40% điều này cũng chứng tỏ là ngƣời dân ở đây yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ của họ cao hơn trƣớc và họ cũng đã hình thành thói quen sử dụng loại hình thƣơng mại hiện đại này.

Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

46

4.2.1.2 Lý do lựa chọn siêu thị Vinafood Mart làm nơi mua sắm

Từ số liệu và kết quả phỏng vấn cho thấy lý do chủ yếu mà ngƣời tiêu dùng chọn Vinafood Mart làm nơi mua sắm là sản phẩm đa dạng, có nguồn gốc và chất lƣợng chiếm khoảng 58,93% trên tổng số 168 ngƣời đƣợc hỏi, sản phẩm ở đây đƣợc cung cấp bởi những nhà cung ứng đáng tin cậy với số lƣợng lớn, nhiều chủng loại và chất lƣợng luôn đƣợc đảm bảo. Việc mua sắm tại siêu thị tạo sự tiện lợi và thoải mái cũng là lý do mà nhiều ngƣời tiêu dùng lựa chọn chiếm gần 44,64% trên tổng số quan sát, vì nơi đây có không gian rộng lớn và cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại giúp khách hàng có thể tự do tham quan, lựa chọn và mua sản phẩm mình mong muốn một cách dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng hơn ở những nơi khác. Giá cả hợp lý đƣợc 27,38% trên tổng số đáp viên lựa chọn, mặc dù giá cả ở siêu thị có cao hơn một tí so với mức giá thị trƣờng nhƣng giá cả ở siêu thị đƣợc niêm yết rõ ràng, hợp lý mức độ ổn định cao chính vì lẽ đó mà nhiều ngƣời tiêu dùng an tâm lựa chọn đến với siêu thị hơn là những nơi khác. Một lợi thế không kém phần quan trọng khiến cho ngƣời tiêu dùng chọn siêu thị là điểm đến vì đây là nơi diễn ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi (chiếm tỷ lệ 27,38% trên tổng số mẫu) hấp dẫn đem đến nhiều lợi ích hơn cho ngƣời tiêu dùng so với chợ truyền thống, tiệm tạp hóa,... Thái độ phục vụ của nhân viên tốt cũng là các lý do mà khách hàng đến với siêu thị Vinafood Mart, tại đây họ luôn đƣợc sự phục vụ giúp đỡ tận tình từ các nhân viên của siêu thị.

Bảng 4.2 Lý do lựa chọn siêu thị Vinafood làm nơi mua sắm

Lý do lựa chọn siêu thị Vinafood Mart Tổng sự trả lời Phần trăm trên tổng sự trả lời (%) Phần trăm trên tổng số đáp viên (%) Sản phẩm đa dạng, có nguồn gốc và chất lƣợng 99 34,38 58,93 Giá cả hợp lý 46 15,97 27,38

Tiện lợi và thoải mái

75 26,04 44,64

Có nhiều chƣơng trình

khuyến mãi 46 15,97 27,38

Thái độ phục vụ của nhân

viên tốt 22 7,64 13,10

Tổng 288 100,00 171,43

47

4.2.1.3 Người đi cùng khi mua sắm

Khi đến với Vinafood Mart, trong số tất cả những ngƣời đƣợc phỏng vấn có 67/168 ngƣời thƣờng đi mua sắm với gia đình chiếm gần 39,88% trên tổng số ngƣời khảo sát, trong số những khách hàng mua sắm cùng gia đình thì tỷ lệ ngƣời đã kết hôn cao nhất có đến 43/67 ngƣời. Bên cạnh đó số ngƣời chọn việc đi mua sắm cùng bạn bè cũng chiếm tỷ lệ khá đáng kể 29,76%, khác với nhóm đã kết hôn nhóm độc thân thƣờng đến siêu thị cùng với bạn bè hơn là gia đình (39/50 ngƣời), điều này phù hợp với thực tế cuộc sống. Tham quan, mua sắm ở siêu thị cũng là một trong những hoạt động giải trí giúp ngƣời tiêu dùng thƣ giãn, giảm căng thẳng trong cuộc sống nên số ngƣời tiêu dùng đi 1 mình đến siêu thị chiếm tỷ lệ 20,24% trên tổng số mẫu. Còn lại phần nhỏ họ đi đến siêu thị cùng với đồng nghiệp vì lý do công việc hay có chung môi trƣờng làm việc thuận lợi để cùng đi.

Bảng 4.3 Ngƣời đi cùng khi mua sắm theo tình trạng hôn nhân

Ngƣời đi cùng

Tình trạng hôn nhân

Tổng Tỷ lệ (%) Độc thân Đã kết hôn Đã ly hôn/ Ở góa

Gia đình 20 43 4 67 39,88

Bạn bè 39 7 4 50 29,76

Đồng nghiệp 4 11 2 17 10,12

Đi 1 mình 10 16 8 34 20,24

Tổng 73 77 18 168 100,00

Nguồn: Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

4.2.1.4 Thời điểm đi siêu thị

Do ngƣời tiêu dùng đƣợc khảo sát chủ yếu thuộc nhóm ngành nghề nhân viên công nhân, học sinh sinh viên (tỷ lệ trên 60%) nên thời điểm họ lựa chọn đến siêu thị thƣờng là vào những ngày nghỉ, ngày lễ chiếm khoảng 42,26% trên tổng số mẫu khảo sát (71/168 ngƣời). Đồng thời việc tham quan, mua sắm ở siêu thị là hoạt động theo xu hƣớng chung của cộng đồng nên khi đƣợc ngƣời khác rủ đi cũng chiếm tỷ lệ khá cao 25,60%. Khi có đợt khuyến mãi ngƣời đến siêu thị chiếm khoảng 18,45% trong tổng số mẫu khảo sát, với tâm lý mua hàng với lợi ích cao nhất có thể nên khi có khuyến mãi thì giới nữ là nhóm đến siêu thị nhiều hơn 21/31 ngƣời trong khi nam giới là nhóm ít bị tác động hơn bởi các chƣơng trình khuyến mãi thì tỷ lệ này chỉ chiếm 10/31 ngƣời. Phần còn lại ngƣời tiêu dùng đến với siêu thị khi họ có thời gian rảnh chứ không bị tác động bởi các yếu tố nào khác bên ngoài (tỷ lệ này khoảng 13,69% trên tổng số).

48 Bảng 4.4 Thời điểm đi siêu thị theo giới tính

Thời điểm đi siêu thị Giới tính Tổng Tỷ lệ (%) Nam Nữ

Có đợt khuyến mãi 10 21 31 18,45 Ngày nghĩ, ngày lễ 31 40 71 42,26 Có ngƣời rủ thì đi 22 21 43 25,60 Có thời gian rảnh thì đi 12 11 23 13,69

Tổng 75 93 168 100,00

Nguồn: Điều tra người tiêu dùng tại Thành phố Cao Lãnh, 2013

4.2.1.5 Thời gian đi siêu thị trong ngày

Qua hình 4.6 cho thấy có 48,21% số ngƣời đến siêu thị vào buổi tối, vì đây là khoảng thời gian rảnh rỗi để ngƣời tiêu dùng thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí sau một ngày làm việc, học tập. Bên cạnh đó, vào buổi chiều ngay sau khi hoàn thành xong công việc ở các đơn vị ngƣời tiêu dùng thƣờng đi đến siêu thị, số lƣợng đáp viên lựa chọn tƣơng đối cao 57/168 ngƣời chiếm tỷ lệ gần 33,93%. Buổi sáng và buổi trƣa là thời điểm ngƣời tiêu dùng ít đến siêu thị vì lý do họ phải thực hiện các công việc khác quan trọng hơn là hoạt

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị vinafood mart – đồng tháp (Trang 51)