Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tập trung quản

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 100 - 103)

- Sử dụng công nghệ thông tin như một thiết bị dạy học không những để thực

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tập trung quản

dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất nhà trường là các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị dạy học. Đó là các yếu tố quan trọng để các nhà trường có thể tiến hành các hoạt động dạy và học. Vậy cơ sở vật chất nhà trường được tăng cường đầu tư đồng bộ là cơ sở quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.

Trang thiết bị đồ dùng dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và đối với học sinh, đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy và học.

Thực hiện nguyên lý dạy học: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu

tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý nhận thức hiện thực khách quan ”, giúp học sinh tăng

cường tính thực hành trong học tập giảm bớt kiến thức hàn lâm.

Bồi dưỡng việc sử dụng trang thiết bị dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng, thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học. Trang thiết bị dạy học không chỉ minh hoạ, còn là nguồn trí thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp. Chú trọng bồi dưỡng sử dụng trang thiết bị dạy học nhằm phát triển năng lực sử dụng, đa phương tiện cho giáo viên thực hành và thí nghiệm.

Phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và có chất lượng cao của trang thiết bị đồ dùng dạy học, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức, thông qua hoạt động thực hành, làm thí

nghiệm trong quá trình học tập, giúp học sinh tự làm thí nghiệm thực hành. Trang thiết bị đồ dùng dạy học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện mục tiêu dạy học. Vậy đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học làm tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng internet, thiết bị giảng dạy hiện đại v.v…).

Vì vậy tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện tốt nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,

nhà trường gắn liền với xã hội” [1]. Bởi vì qua khai thác trang thiết bị đồ

dùng dạy học, qua thực hành góp phần hình thành cho học sinh những đức tính chăm chỉ, kiên trì, làm việc chính xác khoa học, hình thành nên nhân cách của người học đáp ứng với mục tiêu đổi mới giáo dục.

Làm cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên nhận thức được vai trò quan trọng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, nó là phương tiện nhận thức và trở thành bộ phận của phương pháp dạy học, nhất là sử dụng công nghệ thông tin và có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất.

3.2.6.2. Tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, về vai trò tầm quan trọng của CSVG và trang thiết bị dạy học, trong yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh phải có ý thức quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng. Bởi vì sử dụng đồ dùng dạy học là trách nhiệm của người dạy và là nhu cầu của người học, việc bảo quản và sử dụng là trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

Hiệu trưởng nhà trường lên kế hoạch tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm mới

trang thiết bị dạy học, xây dựng thêm các phòng chức năng phục vụ dạy và học. Huy động giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học. Hiệu trưởng tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm thêm từ nhiều nguồn (quỹ trích từ xã hội hoá giáo dục, ngân sách Nhà nước, ngân sách ngành giáo dục, nguồn huy động đóng góp từ hội cha mẹ học sinh ….v.v). Khi mua sắm chú ý kiểm tra xem trang thiết bị đồ dùng dạy học có đạt yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, có thiết thực phù hợp không.

Hiệu trưởng quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đồng chí nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, cán bộ phòng thí nghiệm về việc quản lý và phục vụ thuận lợi cho các hoạt động dạy học một cách tối ưu nhất trong mỗi quan hệ phối hợp với giáo viên và học sinh để thực hiện thành công tiết dạy.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn quan tâm bồi dưỡng giáo viên về cách sử dụng trang thiết bị hiện đại, tận dụng tối đa CSVC hiện có để đổi mới phương pháp dạy học.

Hiệu trưởng bố trí thời khoá biểu phù hợp, tạo điều kiện tối đa cho việc luân chuyển đồ dùng, trang thiết bị dạy học trong cùng một khối, tránh trùng tiết quá nhiều, gây lên khó sử dụng đồ dùng dạy học.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ quản lý và giáo viên phải có nhận thức đúng về vai trò của CSVC và trang thiết bị trường học trong dạy học

- Phải được trang cấp đủ trang thiết bị dạy học học tối thiểu theo qui đinh của bộ giáo dục và đào tạo (kinh phí được cấp từ sở giáo dục)

- Nhà trường phải có đủ các phòng học bộ môn như: Phòng thí nghiệm vật lý, phòng thí nghiệm hoá, phòng sinh học, phòng học ngoại ngữ, phòng học đa năng, phòng tin học

- Trang bị đủ mô hình, học cụ cho môn quân sự, môn thể dục thể thao theo qui định

phải sử dụng triệt để thiết bị thí nghiệm, Nếu dạy chay sẽ bị trừ thi đua theo qui định

- Hiệu trưởng yêu cầu làm tốt các khâu quản lý trang thiết bị đồ dùng dạy học, có sổ sách thống kê hàng năm, có sổ sách cho mượn và thu về hàng ngày. Đánh giá được tiến bộ thực hiện trang thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức dạy và học. Trên cơ sở đó có kế hoạch loại bỏ đồ dùng hỏng, mua thêm đồ dùng mới, tu bổ, bảo dưỡng để phục vụ thường xuyên và lâu dài.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 100 - 103)