Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 82 - 84)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện

- Phổ biến, hướng dẫn cho tất cả CBQL, giáo viên và nhân viên hiểu rõ sự cần thiết, lý do phải đổi mới giáo dục THPT và những vấn đề cơ bản của đổi mới GD phổ thông nói chung và giáo dục THPT nói riêng. Đó là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện GD, đánh giá chất lượng GD. Do vậy, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Nâng cao nhận thức của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là chủ thể QL phải có nhận thức đúng đắn về công tác đổi mới và xác định đúng trách nhiệm trong việc xây dựng đội ngũ theo chuẩn quốc gia. Đổi mới phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực QL nhà nước, phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xức trong nhà trường, trong đó đổi mới phương thức hoạt động dạy-học là yếu tố quan trọng và quyết định nhất.

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt giúp việc cho Hiệu trưởng (bao gồm phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Ban chấp hành Công đoàn, cố vấn Đoàn trường…): Hiệu trưởng giao những quyền hạn nhất định cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong nhà trường nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng tự chịu trách nhiệm trước công việc được giao.

- Nâng cao nhận thức của giáo viên và nhân viên về việc phấn đấu bồi dưỡng nhằm đạt chuẩn: giáo viên là lực lượng lao động chính, trực tiếp tạo ra sản phẩm GD. Muốn chất lượng GD đạt chuẩn và nâng cao chất lượng GD thì trước hết người làm ra sản phẩm GD phải đạt chuẩn về nghề nghiệp. Nhân viên làm việc trong trường chuẩn ít nhất cũng phải đạt chuẩn trình độ mới tránh được những bất cập. Hiệu trưởng phải làm cho mọi người thực sự có nhận thức

mới về việc tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng theo yêu cầu chuẩn hoá.

- Hiệu trưởng chủ động phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về GD&ĐT, đặc biệt là Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 25/6/2004 của Ban bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và các bộ quản lý giáo dục, Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình GD phổ thông.

- Tổ chức cho CBQL, giáo viên và nhân viên học tập, thảo luận nội dung đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới giáo dục THPT, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GD, tiêu chuẩn kiểm định nhà trường, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.

- Phát động phong trào thi đua trong nhà trường tìm hiểu về chủ trương đổi mới giáo dục THPT về những điểm mới trong Luật giáo dục 2005 trong đó có tăng cường quyền tự chủ và khẳng định vị thế trung tâm của nhà trường trong tiến trình đổi mới GD. Không có cấp nào tốt hơn nhà trường trong việc tạo ra trách nhiệm, nỗ lực và sự cam kết của các thành viên đã được trao đủ quyền hạn.

- Tổ chức cho từng thành viên trong nhà trường đăng ký các danh hiệuthi đuavà lập kế hoạch cá nhân để phấn đấu đạt được các danh hiệu thi đua đó.

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện

- Phải có sự nhất trí cao trong ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, coi đây là biện pháp đột phá, hàng đầu có thông suốt trước nhận thức mới biểu hiện thành hành động có nghĩa là mới thực hiện được các biện pháp tiếp theo.

- Phải kế hoạch hoá để thực hiện biện pháp này, có tính chất thường xuyên liên tục, đan xen vào trong tất cả mọi hoạt động của nhà trường, các hoạt động sinh hoạt của đảng, chính quyền và các đoàn thể.

với các danh hiệu thi đua để động viên khích lệ sự nỗ lực của các cá nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 82 - 84)