Đánh giá chung về thực trạng các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 77 - 80)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá chung về thực trạng các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT

viên THPT huyện Thanh Oai theo hướng chuẩn hoá

Thuận lợi:

- Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn là giải pháp đúng đắn của các hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho giáo dục đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế XH của Thủ đô và đất nước.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhất là lãnh đạo thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội rất quan tâm, đồng thời có chính sách đầu tư cho công tác bồi dưỡng giáo viên ở bậc học phổ thông.

- Hầu hết CBQL, giáo viên, nhân viên và CMHS các trường THPT đều nhận thức rõ sự cần thiết của việc bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và liên tục và đã có sự chuyển biến tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác này.

- Lực lượng giáo viên trẻ đông chiếm đa số đây là lực lượng chủ yếu được đào tạo rất tốt cả về chuyên môn và nghiệp vụ có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, thích ứng với sự đổi mới giáo dục.

- Chất lượng giáo dục văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện của các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Thanh Oai đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức khá, tốt đạt trên 90%, xếp loại văn hóa khá giỏi cao (khoảng 60%), tỷ lệ HS thi đỗ tốt nghiệp đạt trên 96%.

* Khó khăn:

- Nhiều giáo viên còn quan niệm đã có tấm bằng đại học sư phạm, đã được nhà nước tuyển dụng rồi là đủ không cần phải bồi dưỡng thêm.

- 60% giáo viên không giỏi về tin học và ngoại ngữ đặc biệt là lớp người trên 40 tuổi.

- Giáo viên THPT được đào tạo từ nhiều loại hình trường khác nhau: chính qui sư phạm,các trường ĐH khác sau đó học thêm chứng chỉ sư phạm, Giáo viên cao đẳng sư phạm học đại học từ xa sau chuyển cấp, giáo viên được đào tạo hệ tại chức...

- Năng lực đội ngũ giáo viên không đồng đều. Những giáo viên cao tuổi khó thích ứng với việc đổi mới nội dung, chương trình, nhất là đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sự phạm.

- Áp lực nhu cầu của HS và gia đình đối với các trường THPT, nhu cầu ấy là học tiếp lên đại học sau khi tốt nghiệp THPT. Song hiện nay, tỉ lệ HS trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học chưa cao, một số trường còn ở mức khiêm tốn. Mặt khác năng lực của HS không đồng đều, số HS xếp loại văn hóa từ trung bình trở xuống còn khá nhiều (khoảng 40%).

- Hơn nữa, từ nhu cầu trên dẫn đến tình trạng HS học lệch, chỉ chú trọng các môn trong khối thi vào đại học, ít quan tâm đến các môn khác. Các hoạt động giáo dục toàn diện chưa được CMHS quan tâm đúng mức nên chưa động viên được HS tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa,....

- Mặt bằng tuyển sinh vào lớp 10 còn chênh lệch rất lớn giữa 3 trường THPT trong huyện: THPT Thanh Oai B tuyển cao hơn Thanh Oai A đến 10 điểm, Nguyễn Du tuyển cao hơn Thanh Oai A đến 6 điểm.

- Cơ sở vật chất của hầu hết các trường còn khó khăn, nhất là về phòng học văn hóa, phòng học bộ môn (lý, hóa, sinh, ngoại ngữ, công nghệ), thiết bị và đồ dùng dạy học, sân chơi bãi tập, nhà tập đa năng. Đặc biệt về khuôn viên, diện tích đất còn thiếu nhiều so với chuẩn.

- Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến các trường học: về an ninh, về các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, gian lận trong thi cử,... Những điều đó chi phối nhận thức, tình cảm của HS, có khi ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em.

XH. Đời sống của cán bộ, giáo viên và nhân viên các trường THPT còn nhiều khó khăn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Xuất pháp từ nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, yêu cầu chuẩn hoá giáo viên của bộ giáo dục & đào tạo. Từ công tác điều tra khảo sát thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT của hiệu trưởng các trường phổ thông trong huyện Thanh Oai chúng tôi thấy hệ số tương quan Specman theo đánh giá của các khách thể là rất thuận giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện công tác này, tuy nhiên có những biện pháp bồi dưỡng điểm trung bình còn chênh lệch khá xa giữa nhận thức và mức độ thực hiện sự bất cập trên còn có nhiều nguyên nhân, từ yếu tố chủ quan của người hiệu trưởng đến các nguyên nhân khách quan khác nhau.

Trên cơ sở những thuận lợi khó khăn của các trường THPT trong huyện Thanh Oai, từ những đặc điểm kinh tế xã hội của vùng quê ngoại thành Hà nội đang trên con đường đô thị hoá và hội nhập, nhu cầu phát triển giáo dục của nhân dân Huyện Thanh Oai. Chúng ta cần đề ra những giải pháp tích cực hơn nữa để thúc đẩy công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn đạt được mục tiêu giáo đã đề ra.

CHƯƠNG 3:

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI ĐẠT CHUẨN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w