Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 42 - 51)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.7.2.Đội ngũ giáo viên

- Đội ngũ là “Tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” (Từ điển Tiếng Việt. 2004). Chẳng hạn: “đội ngũ trí thức”, “đội ngũ cán bộ”, “đội ngũ giáo viên”….

Theo khái niệm trên, những người cùng đội ngũ tạo thành một lực lượng có thể tạo nên một tác động nhất định. Như vậy, đội ngũ có tổ chức là

một hệ thống được cấu thành bởi các thành tố: - Một tập thể người;

- Cùng chung một chức năng; - Có cùng mục đích;

- Làm theo kế hoạch;

- Gắn bó với nhau về quyền lợi.

- Đội ngũ giáo viên là: Tập thể giáo viên thực hiện chức năng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.

Khi xem xét một đội ngũ, thông thường người ta quan tâm đến 3 yếu tố cơ bản, đó là:

- Số lượng đội ngũ;

- Trình độ: Bao gồm phẩm chất và năng lực;

- Cơ cấu đội ngũ: Bao gồm giới tính, độ tuổi, chuyên môn.

Đội ngũ của một tổ chức chính là nguồn lực của tổ chức đó. Vì vậy, các đặc trưng về phát triển đội ngũ gắn liền với những đặc trưng phát triển tổ chức nói chung và đặc trưng công tác cán bộ nói riêng. ĐNGV mạnh là đội ngũ có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được nhiệm vụ, đáp ứng đổi mới giáo dục.

Để có ĐNGV mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, biện pháp tốt nhất là đẩy mạnh công tác ĐT- BD cùng với chính sách, chế độ thoả đáng thì mỗi GV mới phát huy được hết tiềm năng và nhiệt tình của họ cho sự nghiệp GD.

Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH có nêu: “Xây dựng và phát

triển cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010 chỉ rõ: “Phát triển đội

lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng cao quy mô vừa tăng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”.

Phát triển đội ngũ là làm sao để có một lực lượng người lao động trong tổ chức đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng (nhân cách), cân đối về cơ cấu để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Phát triển đội ngũ giáo viên có thể xem như là một bộ phận của “phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người” và “coi con người là trung tâm

của sự phát triển”, con người “vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển” là một trong những vấn đề lý luận có tính thời đại, gắn với phát triển

bền vững.

1.7.3. Đặc điểm dạy học của giáo viên THPT

- Dạy học là một loại hình lao động chuyên biệt: vừa có tính chất lao động chân tay, vừa có tính chất lao động trí óc; vừa cụ thể, vừa trừu tượng.

- Giáo viên THPT là GV môn học: Mỗi GV dạy một hoặc hai môn có quan hệ chuyên môn gần gũi, thực hiện chức năng giáo dục HS chủ yếu thông qua giảng dạy môn học.

- Đối tượng lao động sư phạm của GVTHPT là HS ở lứa tuổi 15 - 19 tuổi, lứa tuổi có sự phát triển cao về tâm lý, sinh lý. HS có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm của người thầy. Để đáp ứng nhu cầu này, người GV cần có những kiến thức chuyên môn sâu rộng và có những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học mới đáp ứng được nhu cầu, trình độ nhận thức đã khá phát triển của HS.

- Công cụ lao động của GV: Đó là nhân cách của người thầy cùng với các thiết bị dạy học trong đó nhân cách người thầy có vai trò quan trọng nhất. Trong bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, GV trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở HS về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng

đồng. Bằng chính nhân cách của mình, GV tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của HS, GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu thương trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ. Như I.A Cômexki - Ông tổ của nền giáo dục cận đại đã khẳng định: “Anh không như một người cha thì cũng không thể là một người thầy”. (Phạm Khắc Chương-

Tư tưởng gia lỗi lạc thế giới-NXB ĐHSP-2000-Hà nội).

- Sản phẩm lao động sư phạm của người GV là chất lượng thực hiện mục tiêu đào tạo. Nó được thể hiện cụ thể ở nhân cách người HS (trình độ được giáo dục, trình độ lĩnh hội kiến thức khoa học...). HS tốt nghiệp THPT phải đáp ứng được những nhu cầu phát triển của bản thân, gia đình và xã hội.

Ngoài ra, do phát triển của KT-XH, của khoa học kỹ thuật, do yêu cầu của phát triển giáo dục, lao động sư phạm của GVTHPT ngày nay yêu cầu phát triển những năng lực mới.

- GV không còn chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. GV phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò GV và hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của HS và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi, khám phá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong xã hội đang phát triển nhanh, người GV phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phát huy tính chủ động độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu là cơ sở cho quá trình đào tạo

tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi GV.

GV phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm.

- Bối cảnh hiện nay đòi hỏi GV Trung học phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, trình độ ngoại ngữ khá tốt mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình ở trường THPT.

Do tính chất đặc thù của lao động sư phạm, do đối tượng lao động là học sinh ở lứa tuổi thanh niên có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý và trước những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới về nhân cách, nhiệm vụ của người GV THPT là hết sức nặng nề. Cùng việc hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, ngoài vốn cơ bản về kiến thức chuyên môn và cuộc sống, mỗi nhà giáo còn có thêm nhiệm vụ: phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa là: phải luôn tự đổi mới chính mình để đáp ứng đổi mới của sự nghiệp giáo dục, Như nhà giáo dục vĩ đại Nga C.Đ Usinxki đã nhấn mạnh: “ Thầy giáo là một nghề rất quang vinh nhưng họ phải thường xuyên tự bồi dưỡng để theo kịp với bước tiến của xã hội”. (Phạm Khắc Chương-Tư tưởng gia lỗi lạc thế giới

NXB ĐHSP -2000 Hà Nội).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và phụ thuộc chủ yếu vào công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Hai mặt này gắn bó chặt chẽ trong một thể thống nhất, trong đó công tác quản lý bồi dưỡng của Hiệu trưởng có ý nghĩa đào tạo tiếp tục, là một yêu cầu không thể thiếu được sau đào tạo ban đầu. Đặc biệt một số môn học cấp THPT theo

chương trình cải cách có nhiều thay đổi về nội dung và do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, việc bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn qui định của bộ giáo dục có ý nghĩa rất to lớn, cung cấp cho GV nhiều kiến thức mới, cách dạy mới, sử dụng thiết bị dạy học mới. Tạo cho họ có tiềm lực để tiếp cận với những thay đổi trong giảng dạy và sự phát triển của khoa học giáo dục, khoa học bộ môn để vận dụng vào phương pháp giảng dạy và giáo dục HS trong giai đoạn mới.

Ngày nay, do sự phát triển của giáo dục và khoa học kỹ thuật,quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, đòi hỏi người giáo viên nói riêng và đội ngũ giáo viên nói chung cần có những năng lực mới trong phương pháp dạy học, trong các kĩ năng kĩ thuật (tin học, ngoại ngữ, sử dụng thiết bị, v.v…). Những yêu cầu đó đòi hỏi phải đổi mới nội dung, phương pháp và cách thức đào tạo và bồi dưỡng để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.

Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT nói riêng theo hướng chuẩn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về nhận thức, tư tưởng, chuyên môn và quản lý giáo dục. Vai trò người giáo viên với năng lực sư phạm vững vàng sẽ tạo được uy tín và khả năng giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN

HÓA

2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội, giáo dục của huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội và của 3 trường THPT trên địa bàn huyện

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Thanh Oai

Thanh Oai là một huyện đồng ngoại thành của thủ đô hà nội,có tổng diện tích đất tự nhiên là 123,8km2, dân số 179.895 người cách trung tâm thủ đô 30km, nối với thủ đô bằng đường quốc lộ 21B, có 8000ha đất nông nghiệp những đặc điểm trên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hoá và tiếp thu những tiến bộ khoa học-kỹ thuật để khai thác tối đa các nguồn lực và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Tổng giá trị tăng thêm: giá hiện hành đến năm 2010 là 1.792 tỷ đồng,giá cố định (1994) là 1130 tỷ đồng,tốc độ tăng trưởng binh quân giai đoạn 2006-2010 là 13,5% hoàn thành chỉ tiêu đại hội đảng huyện đảng bộ đề ra,cao hơn bình quân giao đoạn 2000-2005 là 3%.Thu nhập bình quân tính theo đầu người đến năm 2010 là 10,27 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế (giá trị tăng thêm) năm 2010 nông nghiệp chiếm 28,375 công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 42,12%; dịch vụ thương mại 29,51%, nông nghiệp 32%; Dich vụ-Thương mại 28%. Khẳng định việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tỷ trọng công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng tăng 14,4%,và giảm 19,23% tỷ trọng nông nghiệp so với năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ liên tục phát triển năm sau cao hơn năm trước và chiếm tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu kinh tế. Các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ và xây dựng kết cấu

hạ tầng trên địa bàn huyện đã và đang tích cực được triển khai có hiệu quả, làm nền tảng cho sự phát triển mạnh và bền vững của những năm tiếp theo.

Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên,bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Phong trào xây dựng làng văn hoá, cơ quan văn hoá, gia đình văn hoá có 134 làng và cơ quan đơn vị được công nhận danh hiệu văn hoá chiếm 67% toàn huyện.có 36.293 hộ gia đình văn hoá chiếm 85% số hộ dân trong huyện, có 80 câu lạc bộ thẻ dục thể thao, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế tại các trung tâm y tế, bệnh viện, các trạm y tế xã để khám điều trị kịp thời cho nhân dân trong huyện.

Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm được thực hiện có hiệu quả, chất lượng nguồn lao động được nâng lên, hàng trăm lao động được dạy nghề may công nghiệp, khâu bóng thêu, đan…hỗ trợ thường xuyên trên 6000 lao động và hàng trăm lao động xuất khẩu.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2% năm,năm 2010 toàn huyện còn 11,7% hộ nghèo.

Thường xuyên quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách, thương binh và những người có công với cách mạng.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của Huyện Thanh Oai

Hệ thống giáo dục huyện Thanh Oai gồm: 3 trường THPT,1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm giáo dục hướng nghiệp dạy nghề.

+ Số Trường THCS: 22 + Trường Tiểu học: 24, + Trường mầm non: 25

Năm học 2009-2010, quán triệt thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các cuộc vận động hai không và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học

và sáng tạo”. Gắn với cuộc vận động xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”.Giáo dục Thanh Oai đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở từng cấp học,Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,duy trì chất lượng giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và tiến tới phổ cập THPT.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học: Năm 2010 xoá 100% phòng học tạm và phòng học cấp 4,các trường từ mầm non đến tiểu học,THCS đều được kiên cố hoá. Từng bước trang bị các thiết bị cho phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn để đạt chuẩn về cơ sở vật chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chất lượng đội ngũ- kết quả giáo viên giỏi cấp huyện,giỏi cấp thành phố ngày một tăng qua bảng 2.1

Bảng 2.1. Kết quả giáo viên giỏi cấp huyện và thành phố.

Danh hiệu 2007-2008Năm học 2008-2009Năm học

Năm học 2009- 2010 Năm học 2010- 2011 GV giỏi cấp huyện 264 506 551 721 GV giỏi cấp thành phố 5 47 7 12

(Theo báo cáo của phòng GD Thanh Oai)

Trong 4 năm qua tỷ lệ học lực của học sinh tiểu học từ trung bình trở lên đạt trên 90%, tỷ lệ học sinh khá giỏi của THCS trong toàn huyện là trên 63%

Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và học sinh giỏi

Danh mục 2007-2008Năm học Năm học 2008- 2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 HS giỏi cấp huyện 844 560 1196 1234 HS giỏi cấp thành phố 32 41 43 55 Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS 78% 85% 98,4% 99,7%

2.2. Thực trạng về công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT trong huyện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 42 - 51)