7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6. Vị trí, nhiệm vụ, trọng trách của Hiệu trưởng trường THPT
Về mặt pháp lý Hiệu trưởng trung học phổ thông là người được Nhà nước bổ nhiệm, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong Nhà trường; chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức chỉ đạo, điều hành toàn bộ các hoạt động của Nhà trường vì vậy người hiệu trưởng có những trọng trách sau đây:
- Hiệu trưởng là người đại diện chức trách nhà nước XHCN quản lý nhà trường. Do đó họ phải quán triệt tất cả các văn bản,quan điểm đường lối, phương châm…của Đảng,nhà nước đối với nền giáo dục có nội dung” Dân tộc, khoa học đại chúng” và “Của dân, do dân, vì dân”.
- Hiệu trưởng là chuyên gia giáo dục trong nhà trường. Với trọng trách này họ phải có chuyên môn sâu sắc, nghiệp vụ vững vàng giúp cho cả tập thể sư phạm tiến kịp với sự phát triển của thời đại, đáp ứng chất lượng dạy học, giáo dục theo yêu cầu xã hội.
- Hiệu trưởng nhà sư phạm mẫu mực, người kỹ sư tâm hồn. Trong hoạt động dạy học, giáo dục thể hiện hành vi mẫu mực làm cho tập thể giáo viên và học sinh noi theo, có năng lưc, có tình cảm yêu thương học sinh: “Anh không như một người cha thì cũng không thể là một người thầy”.
- Hiệu trưởng - Người tổ chức thực tiễn. Tổ chức thực hiện dạy học, giáo dục gắn với thực tiễn vô cùng phong phú, đa dạng trong môi trường xã hội luôn biến đổi, nên họ phải năng động, có khả năng đoàn kết tạo nên sức
mạnh cộng hưởng để thực hiện mục đích giáo dục thế hệ trẻ.
- Hiệu trưởng - nhà hoạt động xã hội họ phải biết phát huy vị trí của nhà trường thành trung tâm văn hoá, giáo dục của địa phương, không ngừng góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
- Hiệu trưởng - Người nghiên cứu khoa học. Hiệu trưởng còn lôi cuốn tập thể sư phạm vận dụng những kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học giáo dục góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra ở địa phương.
Điều 54: Luật giáo dục 2005 quy định:
a) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
b) Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
c) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định”.
Điều 17: Của điều lệ trường trung học (Ban hành theo Quyết định số 22/
2000/QĐ- BGD& ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã ghi: Hiệu trưởng trường Trung học có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức bộ máy nhà trường.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
3. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn, phân công công tác; kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.
4. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh.
6. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Nhà trường.
7. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
Theo Đặng Quốc Bảo: "Hiệu trưởng Nhà trường và giáo viên- phương pháp là một trong bảy loại hình nguồn lực chất lượng cao của giáo dục. Thông thường, Hiệu trưởng được lựa chọn từ số giáo viên giỏi, chất lượng cao và có năng lực quản lý để bổ nhiệm".
Thống nhất với quan niệm trên theo PGS-TS Mạc Văn Trang: Quản lý một đơn vị (tổ chức), ít nhất phải bao gồm:
- Quản lý mục tiêu. - Quản lý các nguồn lực. - Quản lý các hoạt động. - Quản lý Marketing.
Các nguồn lực: Nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực. Trong các nguồn lực trên thì nguồn lực người (nhân lực) là quyết định nhất. Đây là một quan điểm đúng đắn, dựa trên cơ sở hoàn toàn mới; (coi con người là 1 nguồn nhân lực, một nguồn vốn cần được đầu tư hỗ trợ phát triển. Đây là một nguồn lực đặc biệt, có thể sinh lợi lớn và cũng có thể gây hại tuỳ thuộc vào việc đầu tư phát triển quản lý).
Như vậy có thể hiểu: Người cán bộ quản lý trường trung học phổ thông là một nguồn lực mang tính đặc biệt, góp phần tạo nên nguồn lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Mặt khác trong quyền hạn và nhiệm vụ quản lý trường trung học phổ thông người hiệu trưởng rất cần coi trọng nhiệm vụ 3 và 4 của quản lý nhà trường vì đó là nguồn lực của trường để đạt đến mục tiêu giáo dục.
Hiệu trưởng thực hiện quyền thủ trưởng của mình đối với việc quản lý của mình qua các chức năng quản lý: Kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo (chỉ
đạo), kiểm tra.
Người Hiệu trưởng thực hiện những chức năng này trong từng nhiệm vụ quản lý, hoặc tất yếu các chức năng này bao trùm lên các nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng làm nên chất lượng và hiểu quả quản lý Nhà trường.
Quản lý nhà trường có nhiệm vụ làm cho các thành tố trên vận hành liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đưa hoạt động quản lý đạt chất lượng, mục đích và hiệu quả mong muốn. Người cán bộ quản lý giáo dục phải có phương pháp tổ chức, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục một cách hợp lý; có nội dung chỉ đạo cụ thể, phù hợp, tác động vào từng yếu tố và tạo ra kết quả tổng hợp của những tác động đó. Yếu tố con người (thầy, trò) phải được nhận thức là những thành tố quyết định nhất đến kết quả giáo dục.
Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục về số lượng, chất lượng và cơ cấu là tác động đến nguồn lực con người, lực lượng trực tiếp vận hành (quản lý). Hệ thống các thành tố trên sao cho đạt kết quả giáo dục mong muốn.
Hiệu trưởng phải nắm vững kiến thức về quản lý nhà nước, về QLGD và hoàn thiện các kỹ năng quản lý. Chúng ta đang hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi người sống và làm việc theo pháp luật. Trong môi trường sư phạm của trường THPT, nơi có hàm lượng chất xám, trình độ học vấn và hiểu biết pháp luật cao hơn môi trường xã hội bên ngoài, thì yêu cầu này đối với CBQL càng trở lên cần thiết. Người hiệu trưởng nếu không nắm vững kiến thức quản lý, dễ bị mắc sai sót trong chỉ đạo, điều hành và mất uy tín trước tập thể.
- Phải thường xuyên rèn luyện để nâng cao năng lực quản lý, nắm vững các chu trình quản lý và biết vận dụng các phương pháp quản lý thích hợp để đạt hiệu quả cao trong quản lý. Phải biết thu thập và phân tích thông tin quản lý, phải có tầm nhìn rộng lớn, có khả năng tổng hợp, dự báo để có những quyết định quản lý đúng đắn.
Đây là một yêu cầu cao và mang tính nghệ thuật quản lý sâu sắc. Bởi vì, giáo dục phải luôn đón đầu sự phát triển của xã hội, sẵn sàng đáp ứng với những nhu cầu của thời đại; giáo dục phải luôn luôn phát triển, dự báo được tương lai. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Nói tới giáo dục là nói tới triển vọng, viễn cảnh, nếu làm giáo dục mà chỉ nghĩ tới trước mắt, không nghĩ đến phạm trù tương lai, chắc chắn là không thành công hay ít nhất là không có thành tựu thật.” Quản lý mà chỉ đối phó với những phát triển của tổ chức là chưa đạt, mà phỉ dự báo được xu hướng phát triển của tổ chức và có các phương thức ứng phó với các xu hương phát triển. Do đó, là nhà quản lý, phải biết nắm bắt các cơ hội phát triển và lường trước các biến cố có thể xảy ra.