7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nhà trường nói chung là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội, thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội. Trường học là nơi tiến hành công tác giảng dạy, đào tạo toàn diện hay về một lĩnh vực chuyên môn nào đó cho người học (học sinh, học viên, sinh viên,…). Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với hoạt động tương tác của hai nhân tố Thầy – Trò. Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trường học là thành tố cơ bản, là bộ phận chủ chốt của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân (gồm các loại hình trường khác nhau) đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường công lập tương ứng với đặc trưng nhà nước – xã hội, với tính trội thuộc về Nhà nước, nhất là về đầu tư và đảm bảo tài chính cho hoạt động của nhà trường. Trường tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hay cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Trường THPT có vị trí đặc biệt, là cấp học cuối cùng của ngành học phổ thông, từ lớp 10 đến lớp 12 trong hệ thống giáo dục quốc dân, sau trung học cơ sở. Trường có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học và cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
1.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung quản lý trường THPT
Điều 3: Của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT, trường phổ
thông có nhiều cấp học, quy định trường trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Về nội dung quản lý trường THPT
Quản lý trường học là một trong những nội dung quan trọng của quản lý giáo dục. Nội dung hoạt động QLGD của nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng bao gồm ba nhóm nhân tố sau:
+ Mục tiêu giáo dục (MT) chịu sự quy định của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng thể chế chính trị.
+ Nội dung giáo dục (ND) được xác định từ mục tiêu giáo dục-đào tạo và thành quả của khoa học kỹ thuật, văn hoá và tiến bộ xã hội.
+ Phương pháp giáo dục (PP) được hình thành từ thành quả của khoa học giáo dục và quy định bới mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục.
- Nhóm thứ hai:
+ Lực lượng giáo dục (Thày-người dạy) trong mối quan hệ với lao động xã hội của đất nước và cộng đồng.
+ Đối tượng giáo dục (Trò) trong mối quan hệ với môi trường giáo dục.
- Nhóm thứ ba:
+ Hình thức tổ chức giáo dục (HT).
+ Điều kiện giáo dục (ĐK) đó là các nguồn tài lực, vật lực, nhân lực... + Môi trường giáo dục (MTr), là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi trường đóng.
+ Pháp luật, quy chế, quy định (QC) về giáo dục. + Bộ máy (BM) quản lý giáo dục.
Hình 1.3. Tổng thể nội dung quản lý giáo dục.
Quản lý Thầy Trò HT MT MTr QC ND BM PP ĐK
Các nhóm nhân tố trên có tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau và dưới dưới sự điều hành, điều khiển của quản lý làm cho chúng vận động tạo ra sự phát triển toàn vẹn của quá trình giáo dục-đào tạo. Có thể mô hình hoá các nhân tố trên bằng sơ đồ nêu trên đây.
Quản lý trường học chính là quá trình xử lý các tình huống có vấn đề phát sinh trong hoạt động tương tác của các nhân tố trên để nhà trường phát triển đạt tới mục tiêu chất lượng, bền vững và hiệu quả.