Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý,bồi dưỡng đội ngũ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 84 - 88)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý,bồi dưỡng đội ngũ

theo chuẩn.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường phải được thể hiện bằng kế hoạch (kế hoạch hoá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên) để mọi thành viên trong nhà trường có kế hoạch thực hiện.

Trong kế hoạch bồi dưỡng phải thể hiện các nội dung về phát triển đội ngũ: Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới.

- Đảm bảo tỉ lệ phần trăm giáo viên diện quy hoạch và giáo viên có nhu cầu được đi đào tạo nâng cao trình độ theo kế hoạch.

- 100% số giáo viên, cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chủ đề dạy học và giáo dục.

-100% đạt yêu cầu bồi dưỡng trong đó 70% - 80% đạt tỉ lệ khá giỏi. - Giáo viên nâng cao được trình độ, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao.

3.2.2.2. Tổ chức thực hiện

Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT có thể tham khảo một số căn cứ:

- Dự báo kế hoạch phát triển của nhà trường: Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch phát triển giáo dục của Sở GD&ĐT Hà nội để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường về số lớp, số HS, số giáo viên, cán bộ và cơ cấu nhân sự các tổ chức trong trường.

Dự báo phát triển nhà trường là căn cứ quan trọng để Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý công tác đào bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

thiết trước khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên. Vì rằng: Nếu đánh giá xếp loại chính xác sẽ giúp Hiệu trưởng lựa chọn được đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn - nhân tố chủ đạo trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị. Đồng thời căn cứ xếp loại giáo viên Hiệu trưởng sẽ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng nhu cầu, khả năng, trình độ của giáo viên.

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển: Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Mục đích của quy hoạch cán bộ là xây dựng đội ngũ kế cận, nguồn cán bộ quy hoạch để có cụ thể về số lượng, chất lượng cơ cấu đội ngũ giáo viên đáp yêu cầu phát triển.

Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên: Căn cứ, kết quả rà soát xếp loại giáo viên và quy hoạch đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hiệu trưởng phải đặt ra được mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên từng năm và từng giai đoạn.

- Về đào tạo:

Mục tiêu đào tạo đối với 2011: 100 % giáo viên đạt chuẩn, 10% có trình độ Thạc sĩ và đến 2015 là 15 % giáo viên có trình độ Thạc sĩ.

Kế hoạch đào tạo cần cụ thể về số lượng giáo viên đi đào tạo, đảm bảo cơ cấu giữa các bộ môn, kinh phí và thời gian đào tạo.

- Về bồi dưỡng giáo viên:

Xác định nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho GV. Các nội dung cần bồi dưỡng là những kiến thức mới về môn dạy, kiến thức bổ trợ, những hiểu biết chung; kiến thức về nghiệp vụ sư phạm (giao cho tổ chuyên môn, GV cốt cán xây dựng nội dung bồi dưỡng sau khi đã tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của GV).

- Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chủ yếu là kế hoạch ngắn hạn, bồi dưỡng theo chu kì, bồi dưỡng theo chuyên đề dạy học và giáo dục.

nội dung, điều kiện để tổ chức thực hiện kế hoạch (Nhân lực, tài lực, vật lực…) và thời gian thực hiện. Sau khi hoàn chỉnh và được cấp trên phê duyệt, cần công bố kế hoạch trước Hội đồng sư phạm nhà trường. Theo đó, các tổ, nhóm, cá nhân xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, tài liệu phục vụ dạy học.

- Kế hoạch tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên: Kế hoạch bố trí số GV đã được quy hoạch kế cận, dự nguồn và tổ cốt cán bộ môn đi đào tạo nâng chuẩn hoặc đi bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo (trường Đại học, Học viện) trước khi thực hiện kế hoạch tại đơn vị.

- Quy định nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chủ đề. Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng GV theo đơn vị tổ bộ môn nếu thực hiện bồi dưỡng chuyên đề dạy học, trao đổi bài dạy khó, thiết kế nội dung dạy tự chọn.

- Kế hoạch tổ chức các cuộc thi: GV giỏi, thi sử dụng và làm đồ dùng dạy học, thi làm thí nghiệm thực hành, thi thiết kế giáo án điện tử. …

Đặc biệt nên chọn giáo viên giỏi giảng mẫu để giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm. Hiệu trưởng cần động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các cuộc thi nói trên, sau cuộc thi cần tổ chức, đánh giá rút kinh nghiệm, trao giải và giấy chứng nhận.

- Kế hoạch bồi dưỡng cho toàn thể cán bộ GV về các chủ đề GD và hoạt động xã hội, bồi dưỡng kĩ năng giải quyết các tình huống GD; Kĩ năng ứng xử, giao tiếp.

- Kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.

Phân công những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục kèm cặp, giúp đỡ những GV còn hạn chế về năng lực hoặc những gáo viên trẻ mới ra trường trong thời gian tập sự.

xây dựng (thiết kế) nội dung chương trình (chương trình ôn thi HSG; phụ đạo HS yếu, kém; GD HS chậm tiến…). Trích kinh phí cho Hội đồng khoa học, tổ chức nghiệm thu đề tài, kinh phí nghiên cứu khoa học, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm.

- Kế hoạch tổ chức giao lưu học tập các trường bạn có đội ngũ giáo viên tốt hơn hoặc nếu điều kiện cho phép, kết hợp bồi dưỡng chung một số chuyên đề nào đó để giáo viên có dịp trao đổi học tập kinh nghiệm; đỡ tốn thời gian, công sức tổ chức, kinh phí.

Đối với mỗi giáo viên ngoài thực hiện bồi dưỡng theo kế hoạch của trường, của tổ, cần tổ chức cho giáo viên đăng kí tự bồi dưỡng theo các nội dung chương trình có sẵn. Tổ chức báo cáo kết quả tự bồi dưỡng hàng năng kèm nghiệm thu bài thu hoạch của giáo viên.

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

Hiệu trưởng giao cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

Giao cho tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng các bộ môn trực tiếp quản lý theo dõi GV bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn.

Giao cho Bí thư Đoàn, giáo viên phụ trách giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp theo dõi GV bồi dưỡng các chuyên đề về GD, công tác hướng nghiệp, công tác chủ nhiệm lớp…

Bộ phận kế toán tài vụ xây dựng kế hoạch sử dụng tài chính cho đào tạo bồi dưỡng GV.

- Công tác kiểm tra, đánh giá:

Hiệu trưởng cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả BD một cách chặt chẽ. Muốn thế cần phải xây dựng các tiêu chí đào tạo, cho điểm từng nội dung và quy định xếp loại theo thang điểm đánh giá để đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác.

Kết quả xếp loại bồi dưỡng phải là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại GV và xét danh hiệu thi đua hàng năm.

Phải giúp GV thấy được công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ thường ngày của GV từ đó tự giác chủ động thực hiện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w