Những lỗi mà trẻ em nông thôn hay mắc phải

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 43 - 45)

II. Thực trạng của phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình thuộc

3. Các gia đình sử dụng hành vi bạo lực khi giáo dục con cái:

3.1. Những lỗi mà trẻ em nông thôn hay mắc phải

Trẻ em nông thôn ở độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, cũng là lứa tuổi đang ở thời kỳ là học sinh trung học cơ sở. Ở độ tuổi này nhiều gia đình nông thôn cho rằng đây là lứa tuổi đã lớn, do vậy cha mẹ không cần quan tâm nhiều tới các em như những lứa tuổi nhỏ trước đây. Thậm chí trong nhiều gia đình các em đã là những lao động chính trong nhà. Nhưng thực tế thì sao? Đây chính là lứa tuổi, là giai đoạn diễn biến phức tạp về các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em trong thời điểm chuyển giao. Ở giai đoạn các em là học sinh cấp I, tư duy của các em còn tương đối đơn giản, các mối quan hệ giao tiếp xã hội và các vấn đề đối với các em dường như chưa có nhiều, những hành vi của các em hầu như nhất nhất theo sự sắp đặt của bố mẹ, nếu có mắc lỗi thì hình phạt của cha mẹ cũng rất hạn chế. Ở giai đoạn cấp II là giai đoạn có những chuyển biến quan trọng về sinh học, về tâm lý, các mối quan hệ xã hội cũng tăng lên nhanh chóng, trẻ em có nhu cầu gioa tiếp ngoài gia đình cao hơn rất nhiều so với ở giai đoạn trước. Đây cũng là giai đoạn thích khám phá thế giới bên ngoài, thích những điều mới lạ và khá tò mò, hiếu động nhưng lại chưa có đủ kinh nghiệm, vốn hiểu biết xã hội, đủ tri thức để phân biệt đúng sai, tốt xấu một cách rõ ràng… Chúng ta có thể so sánh với lứa tuổi ở giai đoạn cấp III, đến giai đoạn này sự thay đổi về mặt sinh học đã dần ổn định, nhận thức và suy nghĩ của các em đã thay đổi theo phong cách của người lớn, vốn sống và kinh nghiệm ứng xử của các em đã được nâng cao hơn, do vậy mà hành vi mắc lỗi của các em sẽ giảm đi cũng như cha mẹ các em sẽ ít sử dụng các biện pháp giáo dục con cái mang tính chất bạo lực vì con họ đã lớn. Qua đây ta có thể dễ thấy một sự thật là ở lứa tuổi học sinh cấp II (11 – 15 tuổi) chính là lứa tuổi có những biến đổi quan trọng về tâm sinh lý, cũng là lứa tuổi có tính hiếu động. Đặc biệt đây là lứa tuổi dễ mắc lỗi do đó rất dễ bị cha mẹ sử dụng biện pháp giáo dục bằng bạo lực. Theo kết quả thu được từ phiếu điều tra thăm dò ý kiến của các bậc cha mẹ thì các lỗi ở trẻ lứa tuổi này thường mắc phải đó là:

Bảng số liệu thể hiện các lỗi mà trẻ em nông thôn hay mắc phải

STT Các lỗi Con trai Con gái Cả hai Không mắc

lỗi % 1 Lười học,điểm kém 30 12 47 11 100 2 Nói tục 25 10 35 30 100 3 Đánh nhau 20 7 5 68 100 4 Vô lễ 18 10 35 37 100 5 Trộm cắp 10 1 1 88 100 6 Lỗi khác 15 2 3 80 100

Phân tích kết quả của bảng số liệu ta thấy, các lỗi mà trẻ em ở nông thôn (từ 11 đến 15 tuổi) mắc phải là khá nhiều, song mức độ mắc lỗi chưa nghiêm trọng, chưa mắc những lỗi nguy hiểm mang tính chất tệ nạn như: nghiện hút, rượu chè, cờ bạc… Cũng qua đây ta thấy được đặc trưng của lứa tuổi ảnh hưởng rất lớn tới hành vi mắc lỗi của trẻ em. Trẻ em trong giai đoạn này thường mải chơi, đôi khi sao nhãng hoặc quên lời bố mẹ. Mặt khác bước vào độ tuổi này ngoài những dấu hiệu sinh học ban đầu thay đổi, trẻ em cũng có nhiều mối quan hệ, nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng hơn so với giai đoạn trước. Tần số tương tác của cha mẹ, gia đình đối với các em bị giảm đi. Các em cũng chưa có ý thức đúng đắn về cử chỉ lời nói của mình, mà đôi khi khá thụ động trong việc tiếp thu các kiểu loại ngôn ngữ không trong sáng từ những người lớn, anh chị trong cách cư xử, trong các hành vi không tốt của người lớn hay từ các phương tiện thông tin đại chúng… Ngược lại với các lỗi mà trẻ em ít mắc phải thì đó đều là những lỗi cấm mà đại đa số các gia đình thường xuyên nhắc nhở các em nên các em có ý thức khá rõ. Mặt khác hình phạt của các lỗi này thường rất nặng, do vậy mà trẻ em ít mắc phải cũng là một điều không phải khó hiểu.

Qua kêt quả ở bảng số liệu chúng ta cũng thấy rằng có sự khác biệt trong hành vi mắc lỗi của trẻ em trai và trẻ em gái. Thông thường thì trẻ em

trai thường hiếu động, thích khám phá, hiếu thắng, đôi khi cứng đầu nên các em thường ham chơi hơn các em gái. Do vậy các em trai thường có hành vi mắc lỗi nhiều hơn trẻ em gái. Và cũng theo các bậc cha mẹ các em ở độ tuổi từ 11 đến 15 thường mắc các lỗi như: Lười học, điểm kém; nói tục; đánh nhau; vô lễ; trộm cắp… Vậy khi con cái mình mắc lỗi cha mẹ sẽ có những biện pháp, có những quyết định như thế nào với các hành vi mắc lỗi ấy.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w