Vai trò của công tác xã hội với trẻ em (với con cái):

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 65 - 67)

Công tác xã hội với trẻ em đòi hỏi những nhân viên công tác xã hội phải nhận thức sâu sắc thực trạng đời sống của trẻ em hiện nay, đặc biệt là những nỗi đau của chúng bởi sự lạm dụng, ngược đãi của người lớn. Các hình thức đối xử ấy đã từng xảy ra trong mỗi gia đình, trong cộng đồng trước đây và ngày càng thêm trầm trọng, tinh vi trong một xã hội phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường. Chúng ta có thể nhận thấy những hành vi đối xử thiếu trách nhiệm, thiếu phẩm chất đối với trẻ em thường có đó là:

1. Ngược đãi trẻ em:

Đó là tất cả những thái độ, những hành vi làm tổn hại đến sự tự trọng của đứa trẻ, làm hại đến thân thể, sức khỏe và tâm lý của trẻ qua hành động mắng chửi, xỉ nhục, bỏ mặc, thậm chí dùng vũ lực (đánh đập, bạt tai) để trừng phạt, răn đe, dạy dỗ con trẻ. Trong đề tài của mình người nghiên cứu cũng đã chứng minh điều đó thông qua các hành vi, phương pháp giáo dục của một số gia đình nông thôn, các bậc cha mẹ giáo dục con cái khi con cái mắc lỗi). Và thật đáng lo ngại bởi cách giáo dục ấy không chỉ diễn ra trong gia đình mà còn diễn ra trong lớp học, thậm chí ngay trên đường phố…

2. Lạm dụng sức lao động của trẻ em:

Bằng các hình thức lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc, người lớn bắt ép trẻ em phải lao động sớm, lao động cực nhọc không phù hợp với sức khỏe, tuổi tác, thời gian lao động thì kéo dài… Thậm tệ hơn họ còn sử dụng lao động trẻ em vào các hành vi vi phạm pháp luật như: Buôn bán, vận chuyển ma túy, rồi cưỡng đoạt, trộm cắp…

3. Trẻ em bị lạm dụng tình dục:

Những kẻ vô lương tâm đã biến trẻ em thành những “đồ chơi” bằng xác thịt, mãi dâm trẻ em ở tuổi vị thnàh niên, trẻ em bị người xấu hãm hiếp, trẻ em bị đầu độc bằng các loại văn hóa đồi trụy, độc hại…

4. Trẻ em bị buôn bán:

Chúng ta đã biết buôn bán phụ nữ và trẻ em đã và đang trở thành một hiện tượng xã hội nhức nhối trong giai đoạn hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra trên thế giới. Mục đích của việc buôn bán người không chỉ nhằm vào nhu cầu tình dục mà còn nhằm vào sự bóc lột lao động rẻ mạt, một hình thức bóc lột “nô lệ” trá hình trong xã hội hiện đại.

Qua đây ta thấy thế hệ tương lai của đất nước, những mầm non tương lai đang bị đối xử bất công, đang bị hành hạ, ngược đãi. Đây cũng là một sự thật đau lòng cần có sự lên tiến của cộng đồng, của các nhân viên công tác xã hội.

Trong nghiên cứu “Công tác xã hội với phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay” người nghiên cứu cũng đã chỉ ra được một phần nào đấy của sự đối xử bất công, đối xử không đúng chuẩn mực của người lớn. Mà điều này đã thể hiện rất rõ trong phương pháp giáo dục của các bậc làm cha làm mẹ khi con cái mắc lỗi. Các bậc cha mẹ chỉ biết nghĩ bằng cách nào để con họ nghe lời nhanh nhất mà đâu có quan tâm đến những tổn thương về tinh thần và thể xác do các hành vi của họ gây ra là không hề nhỏ. Mặt khác qua điều tra, nghiên cứu, phỏng vấn người nghiên cứu cũng nhận thấy hầu hết các bậc cha mẹ trong mẫu nghiên cứu đều chưa hiểu hết về các chức năng của gia đình, về tầm quan trọng của gia đình. Đặc biệt người nghiên cứu đã nhận thấy các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc không biết những thay đổi về tâm sinh lý của các em trong giai đoạn từ 11 đến 15 tuổi

Vì vậy người nghiên cứu đã tiến hành tổ chức tuyên truyền, giới thiệu cho các bậc cha mẹ biết tầm quan trọng của gia đình và sự phát triển của trẻ em, thông qua đó cũng đưa ra các điều luật về “chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em” để người lớn tiếp thu. Qua đó mà họ thay đổi hành vi và phương pháp giáo dục giúp trẻ em phát triển một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w