Quan niệm của cha mẹ về giáo dục định hướng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 34 - 36)

I. Nội dung/ quan niệm của cha mẹ về giáo dục con cái trong các gia đình

1. Nội dung giáo dục:

2.3. Quan niệm của cha mẹ về giáo dục định hướng nghề nghiệp

Cùng với việc nhận thấy tầm quan trọng của tri thức, đầu tư cho con cái học hành thì việc định hướng nghề nghiệp cho con cũng là một nội dung không thể thiếu của giáo dục gia đình. Ngày nay dù ở môi trường nào (nông thôn hay thành thị) thì các bậc cha mẹ không chỉ coi trọng và quan tâm tới vấn đề học hành của con cái, mà mong muốn và mục đích cao hơn của họ là muốn con học cao để sau này kiếm được một nghành nghề ổn định, có thu nhập cao và cũng từ đó mà có cơ may thăng tiến trong xã hội, thoát khỏi cảnh quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà không đủ ăn như bố mẹ. Đây là những mong muốn và mục đích chính đáng mà các bậc làm cha làm mẹ cũng cố gắng để đạt tới. Mặt khác khi con cái bước vào tuổi trưởng thành chúng thường xuyên mong đợi ở người cha, người mẹ những ý kiến cần thiết và bổ ích trong những bước ngoặt của cuộc đời. Vì vậy trong dự định tương lai và hướng nghiệp, con cái luôn coi cha mẹ là những người thầy gần gũi, thân thiết giàu kinh nghiệm có thể chia sẻ với chúng. Điều đó cho chúng ta thấy vì sao trong nhiều gia đình con cái hướng theo nghề nghiệp của bố mẹ hoặc chọn một nghề nào đó bố mẹ thích hoặc bố mẹ gợi ý. Có nhiều trường hợp trong diện nghiên cứu khi được chúng tôi hỏi thì họ trả lời là con cái phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của bố mẹ trong lĩnh vực này.

Qua khảo sát thu thập thông tin ta thấy trong các gia đình (gia đình hạt nhân) thì người quyết định việc định hướng nghề nghiệp cho con thuộc về cả người cha và người mẹ trong gia đình. Vậy ở các gia đình họ muốn cho con theo nghành nghề nào? Theo phiếu điều tra và phỏng vấn của chúng tôi thì các bậc cha mẹ có mong muốn con mình theo các nghành như: Giáo viên, bác sỹ, quân sự, kỹ sư xây dựng – những nghề này phải gắn liền với học vấn cao, có cơ may thăng tiến trong xã hội, dễ có địa vị, vị thế xã hội… Điều đó được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ thể hiện định hướng nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ

Qua biểu đồ ta thấy: tỷ lệ các bậc cha mẹ muốn con mình theo nghành Giáo viên là cao nhất (30%), thứ hai là cha mẹ muốn con theo nghành Bác sỹ (23%), tiếp đến là cha mẹ muốn con theo nghành quân sự (16%), và cuối cùng là tỷ lệ các bậc cha mẹ muốn con theo nghành Kỹ sư xây xây dựng (13%). Còn lại khoảng 18% tỷ lệ các bậc cha mẹ trong mẫu điều tra hướng con cái mình theo các nghành khác.

Như vậy, kỳ vọng của các bậc cha mẹ trong các gia đình hạt nhân hàm chứa một thang giá trị mới như chọn các nghề có uy tín, có nhiều ưu đãi của nhà nước, rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của xã hội nông thôn nói chung và ở địa bàn nghiên cứu nói riêng.

Tóm lại định hướng nghề nghiệp có mối quan hệ với định hướng xã hội %

(lựa chọn vị thế - vai trò xã hội). Gần như chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, cái này đồng thời là phương tiện, là mục đích của cái kia. Trong gia đình giáo dục và xã hội hoá trẻ em luôn gắn liền với quá trình định hướng nghề nghiệp, định hướng tương lai cho trẻ. Thực hiện chức năng ấy vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của các bậc cha mẹ, vừa là bổn phận với nền giáo dục, xa hơn nữa là trách nhiệm đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w