Thái độ, biện pháp của cha mẹ khi con cái mình mắc lỗi

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 45 - 47)

II. Thực trạng của phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình thuộc

3. Các gia đình sử dụng hành vi bạo lực khi giáo dục con cái:

3.2. Thái độ, biện pháp của cha mẹ khi con cái mình mắc lỗi

Ta biết rằng khi con cái mắc lỗi thì người lớn, những bậc làm cha làm mẹ trong gia đình là những người đóng vai trò giáo dục, dạy dỗ con em mình. Do vậy việc xử lý các hành vi mắc lỗi của con cái là một việc làm không thể tránh khỏi của các bậc cha mẹ. Song vấn đề là các bậc cha mẹ sử dụng biện pháp nào để xử lý các lỗi mà con mình gây ra. Thông qua bảng số liệu thu thập ý kiến của các bậc cha mẹ về việc có xử lý hay không với những hành vi mắc lỗi của con cái ta sẽ rút ra được kết luận:

Bảng số liệu thể hiện mức độ xử lý của các bậc cha mẹ khi con cái mắc lỗi(tỷ lệ %)

STT Các lỗi Con trai Con gái Cả hai Không

xử lý % 1 Lười học,điểm kém 35 25 32 8 100 2 Nói tục 55 2 7 36 100 3 Đánh nhau 50 2.5 4 43.5 100 4 Vô lễ 47 8 20 25 100 5 Trộm cắp 4 0.5 0 95.5 100 6 Lỗi khác 15 2 1 82 100

Thông qua bảng số liệu ta thấy hầu hết các lỗi mà trẻ em trai và trẻ em gái mắc phải đều bị cha mẹ xử lý. Bởi theo các bậc cha mẹ, việc trẻ em mắc lỗi không chỉ đơn thuần là hành vi cá nhân của trẻ em mà nó còn là tiêu chí để đánh giá về sự giáo dục của gia đình cũng như đánh giá về vai trò của các bậc

làm cha làm mẹ. Do vậy những hành vi sai lệch của trẻ em, đặc biệt là những hành vi như đánh nhau, trộm cắp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và thể diện của cha mẹ, tới nếp sống văn hóa của gia đình nên không thể dung túng và bỏ qua được. Lỗi thuộc về con cái nhưng trách nhiệm lại thuộc về gia đình, thuộc về bố mẹ. Quan niệm của các bậc làm cha làm mẹ là “con dại cái mang” nên họ cho rằng “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Mặt khác với bối cảnh, phong tục tập quán địa phương ở nông thôn, nếu con cái của gia đình nào hay mắc lỗi, hay phạm vào sai lầm đều bị cộng đồng gán cho cái nhãn là không biết dạy con. Chính vì những lý do như vậy mà nhiều khi các bậc cha mẹ đã sử dụng biện pháp giáo dục con thiếu đúng đắn, thiếu khoa học, không phù hợp, và rồi để lại những hậu quả không như mong muốn. Cụ thể thì các biện pháp mà cha mẹ sử dụng để giáo dục con cái mắc lỗi được thể hiện qua bảng thống kê, điều tra sau:(tỷ lệ %).

Bảng số liệu thể hiện các biện pháp giáo dục con cái khi con cái mắc lỗi

S

T

T

Các biện pháp Với con trai Với con gái Cả hai Không sử dụng % 1 Khuyên nhủ, nhắc nhở 22 20 50 8 100

2 Răn đe, quát mắng 40 10 50 0 100 3 Chì chiết, đe dọa 50 10 25 15 100

4 Cấm không cho ra khỏi nhà 35 4 10 51 100 5 Bỏ mặc, xa lánh 5 0 0 95 100 6 Bắt làm việc nặng nhọc 15 2 3 80 100 7 Đòn roi 25 6 55 14 100 8 Tát, bạt tai 35 5 20 40 100

Qua bảng số liệu ta thấy phần lớn các biện pháp giáo dục của các bậc cha mẹ đều mang tính chất bạo lực, biện pháp khuyên nhủ nhắc nhở có sử dụng nhưng không phổ biến lắm. Mặc dù các bậc cha mẹ ( theo kết quả điều tra) phần lớn đều sử dụng biện pháp giáo dục mang tính chất bạo lực. Nhưng khi được người nghiên cứu hỏi thì họ cho rằng những biện pháp không phải là bạo lực như răn đe, quát mắng. Thực ra đây không hẳn là biện pháp bạo lực, nhưng nếu sử dụng hình thức này quá nhiều khi giáo dục con cái thì vô tình họ sẽ đi vào chì chiết đe dọa, đến lúc này mọi chuyện lại hoàn toàn khác.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w