Quan niệm của các bậc cha mẹ về giáo dục định hướng hôn nhân

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 36 - 37)

I. Nội dung/ quan niệm của cha mẹ về giáo dục con cái trong các gia đình

1. Nội dung giáo dục:

2.4. Quan niệm của các bậc cha mẹ về giáo dục định hướng hôn nhân

Từ xưa đến nay truyền thống của dân tộc ta vốn rất coi trọng chuyện hôn nhân, bởi đây là “hạnh phúc trăm năm”, là “việc hệ trọng”, là chuyện đại sự của cả đời người. Chuyện ly hôn trong hôn nhân là chuyện bất thường, sẽ bị dư luận xôn xao, chê cười… nhất là ở nông thôn (xã hội hầu như khép kín) ly hôn làm hại đến thanh danh của người vợ hay người chồng và ảnh hưởng đến bố mẹ, gia đình, dòng họ, làng xã…Điều này khiến các bậc trong mỗi gia đình khi con cái đến tuổi thành niên đều không thể không quan tâm lo lắng, giáo dục và định hướng về chuyện hôn nhân cho chúng được. Định hướng hôn nhân nếu xét theo góc độ giáo dục thì đây cũng là một nội dung khá quan trọng của giáo dục gia đình, bởi lẽ hôn nhân là sự biểu hiện một hệ chuẩn mực và giá trị đặc trưng của một nền văn hoá, mang màu sắc tập quán phong tục tâm lý; Ở phạm vi hẹp nó mang đặc trưng của một tiểu văn hoá thể hiện nếp nhà gia phong, gia tộc và đương nhiên định hướng hôn nhân như những giá trị chuẩn mực khác phải chịu sự tác động của các yếu tố biến đổi xã hội.

Ở địa bàn nghiên cứu khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn, điều tra thì hầu hết các bậc cha mẹ đều rất coi trọng việc định hướng hôn nhân cho con cái. Trong việc hỏi chồng hỏi vợ cho con mình họ rất coi trọng tuổi tác, gia đình, trước khi đi đến kết hôn họ phải có thời gian thử thách gia đình bên kia, họ để ý cách đối nhân xử thế của các thành viên. Mặt khác khi con cái họ chuẩn bị bước vào tuổi dựng vợ gả chồng họ dặn dò, dạy dỗ con họ phải cư xử thế nào

cho hợp đạo lý, tránh để bố mẹ đẻ phải mang tiếng là không biết cách dạy con. Đặc biệt là con gái khi đi lấy chồng được cha mẹ trang bị cho những kiến thức tương đối kĩ về bổn phận làm dâu…

Qua đây ta thấy mặc dù là ở nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ của các bậc làm cha làm mẹ phần lớn còn hạn chế. Nhưng nhờ vốn kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, nhờ tiếp thu được nền văn hoá địa phương, kết hợp với những hoạt động, những phương tiện thông tin đại chúng được phổ biến hằng ngày… Họ đã thể hiện rõ phần nào đấy trách nhiệm, nghĩa vụ của các bậc làm cha làm mẹ góp phần làm rõ hơn chức năng giáo dục trong gia đình.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w