Trước hết chúng ta cũng phải nhận thấy và xác định một cách đúng đắn vai trò của gia đình trong xã hội, trong các thời đại và mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau.
Trong bất kỳ một xã hội nào, một giai đoạn nào của lịch sử loài người gia đình luôn là tâm điểm của xã hội. Gia đình không chỉ được chú ý như một “tế bào của xã hội” mà còn được xem xét như một thiết chế xã hội, một hệ thống phức tạp của sự chức năng hóa con người về mặt xã hội. Và với tư cách một nhóm xã hội đặc biệt, gia đình luôn đòi hỏi được quan tâm, được đối xử bình đẳng cả về phương diện tự nhiên và phương diện xã hội. Với ý nghĩa đó gia đình cũng được xem như là một đối tượng của công tác xã hội.
Ngoài ra chúng ta cũng biết rằng gia đình hiện nay đã và đang trải qua nhiều biến đổi từ quy mô gia đình, từ các vai trò chức năng cho đến sự phân công lao động trong gia đình… Sự biến đổi đó đã mang lại nhiều yếu tố tích cực phù hợp với quy luật biến đổi kinh tế xã hội nói chung, nhưng nó cũng kéo theo những hệ quả tiêu cực trong quá trình chuyển đổi từ hình mẫu gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Và các gia đình thuộc mẫu nghiên cứu trong đề tài “công tác xã hội với phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay” cũng thuộc những gia đình đã chuyển từ truyền thống sang hiện đại, do vậy trong gia đình có nhiều bấp cập xảy ra cần nhà công tác xã hội quan tâm. Một trong những vấn đề ấy là phương pháp giáo dục con cái của nhiều gia đình, nhiều bậc làm cha làm mẹ còn chưa đúng đắn, chưa hợp lý, chưa khoa học. Nhiều bậc cha mẹ đã sử dụng những biện pháp giáo dục mang tính chất bạo lực, do đó đã để lại những tổn thương về thể xác cũng như về tinh thần, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của các em nhỏ, nhất là các em đang trong độ tuổi có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý như ở lứa tuổi từ 11 đến 15. Vậy nhà công tác xã hội cần thể hiện vai trò của mình trong lĩnh vực này như thế nào?
Nhà công tác xã hội sẽ thể hiện vai trò của mình bằng cách tổ chức một buổi thuyết trình (thông qua họp dân) để trao đổi với các bậc cha mẹ thông qua các nội dung sau đây:
1. Tầm quan trọng của gia đình:
Nói về tầm quan trọng của gia đình thì chúng ta thường đề cập trước hết đến những chức năng của gia đình. Trong số rất nhiều chức năng ta thường nhắc tới bốn chức năng cơ bản đó là:
- Chức năng kinh tế
Cần giải thích để cha mẹ biết rằng gia đình thể hiện chức năng kinh tế của mình bằng cách lao động sản xuất, đảm bảo nguồn sinh sống cho các thành viên. Tùy theo trình độ phát triển của xã hội, gia đình có thể là đơn vị kinh tế cơ sở, hoạt động chủ động và tự chủ, hoặc gia đình vẫn làm kinh tế nhưng không hoạt động như một đơn vị độc lập tự chủ. Trong điều kiện nào gia đình cũng phải đảm bảo cho các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của các thành viên được thỏa mãn, thông qua đó gia đình cũng trở thành một đơn vị tiêu dùng, mà những yêu cầu đa dạng ngày càng phát triển của nó lại là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển sản xuất của xã hội.
- Tiếp theo là chức năng tái sản xuất ra con người
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra chính bản thân con người. Việc sản xuất ra con người một mặt đáo ứng yêu cầu của xã hội, mặt khác đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của chính thành viên gia đình, niềm vui và hạnh phúc của các cặp vợ chồng, con cái ngày càng trở thành nguồn tình cảm không có tính chất vụ lợi cho tương lai. Có nghĩa là trong nhiều trường hợp nhiều gia đình ta thấy sợi dây để gắn kết tình cảm của cha mẹ chính là con cái.
sóc người ốm, người già, trẻ em của các gia đình. Mặc dù ngày nay các dịch vụ y tế có nhiều thay đổi và phát triển nhưng chức năng này vẫn luôn chiếm một vị trí khá quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của các thành viên. Bởi vì đây không chỉ là vấn đề tâm lý tình cảm, đặc biệt là với người già trẻ em, họ cần sự quan tâm, chăm sóc nuôi dưỡng cả về vật chất và tinh thần của những người thân trong gia đình.
- Một trong số những chức năng rất quan trọng mà người nghiên cứu muốn đề cập tới nhiều trong đề tài của mình và cũng thông qua đây muốn giúp các bậc cha mẹ hiểu một cách sâu sắc, đúng đắn về chức năng này, đó là chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Mặc dù nhà trường, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể quần chúng có sự hỗ trợ, nhưng không thể thay thế được. Việc hình thành nên nhân cách gốc của mỗi con người xuất phát từ môi trười gia đình, trong đó cha mẹ là người trực tiếp dạy dỗ, giáo dục con em mình ngày từ khi còn nhỏ. Mặt khác việc hoàn thiện củng cố nhân cách con người ở tuổi trưởng thành và khi về già cũng do tác động của đời sống, sinh hoạt, văn hóa gia đình.
Gia đình có chức năng đảm bảo sự cân bằng tâm lý, thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên, gia đình ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội hiện tại. Để củng cố sự bền vững của gia đình, giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái (kể cả trong sự hòa hợp tình dục giữa vợ chồng), trong xã hội hiện đại độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự ràng buộc các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, ông bà. Nó ngày càng bị chi phối bởi các mối quan hệ tình cảm, tình yêu giữa đôi vợ chồng (đó là sự hòa hợp tình cảm, tâm lý, tình dục). Sự đảm bảo yêu cầu và hạnh phúc, tự do dân chủ của mỗi cá nhân trong cuộc sống chung. Vì vậy chức năng tình cảm và giáo dục con cái trở nên hết sức quan trọng.
2. Thuyết trình về đặc điểm của trẻ em trong giai đoạn từ 11 đến 15 tuổi:
Sở dĩ nhiều bậc cha mẹ có biện pháp giáo dục con cái mang tính chất bạo lực là do cha mẹ không hiểu được, hoặc chưa hiểu sâu sắc về quá trình phát triển tâm sinh lý của con cái mình. Do vậy nhà nghiên cứu muốn thông qua buổi thuyết trình để giúp họ hiểu được phần nào đấy quá trình phát triển của con mình.
Trước hết ta thấy các em ở độ tuổi từ 11 đến 15 đang có nhiều biến đổi. Kể cả các em trai và các em gái đều có những sự thay đổi và biến đổi mà theo các em là bất thường. Nhưng theo khoa học đó là những biến đổi rất bình thường và tự nhiên của tuổi dậy thì. Ở các em trai có hiện tượng xuất tinh trùng, mặt thường nổi mụn trứng cá, các bộ phận trên cơ thể đều phát triển hơn. Về tâm lý các em thích thể hiện hơn, có xu hướng quan tâm, để ý tới các bạn nữ xinh đẹp, mặt khác các em lại có sự hiếu động, tò mò trong các hoạt động, rấ muốn được cha mẹ mình quan tâm chia sẻ. Còn các em nữ có hiện tượng kinh nguyệt, các bộ phận trên cơ thể cũng có nhiều biến đổi khá quan trọng, mà nhiều em nữ cảm thấy lo lắng vì những thay đổi ấy, các em thường tìm những chỗ kín để chăm sóc bản thân, để theo dõi những thay đổi của mình. Lúc này các em có tâm trạng lo lắng, nhiều lúc bất an, rất cần sự quan tâm chia sẻ của người lớn, nhất là của người mẹ. Nhưng các bậc cha mẹ ở nông thôn do điều kiện kinh tế gia đình, thời gian bận rộn với công việc, hơn nữa sự hiểu biết của cha mẹ còn nhiều hạn chế, do vậy mà không quan tâm sâu sắc tới con cái được, nhiều khi các em cảm thấy mình cô đơn, lạc lõng lo lắng mà không biết chia sẻ cùng ai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hành vi mắc lỗi của các em, khi các em mắc lỗi thì cha mẹ lại giáo dục bằng những biện pháp mang tính chất bạo lực làm ảnh hưởng xấu đến cả tinh thần và thể xác của các em. Cha mẹ đâu biết rằng họ chính là một phần nguyên nhân của các hành vi mắc lỗi ấy.
• Thuyết trình về những tổn thương về thể xác và tinh thần: - Về thể xác:
Giải thích để cha mẹ hiểu rằng, hành vi gây thương tích cho trẻ em (dù dưới hình thức nào, dù nặng hay nhẹ) đều là những hành động vi phạm các điều luật về trẻ em. Mặt khác khi cha mẹ giáo dục con bằng bạo lực sẽ để lại trên cơ thể các em những tổn thương về thể xác như: Bầm tím, sưng u, chảy máu, thậm chí gãy chân gãy tay…( ở phần thực trạng đã trình bày). Như vậy sẽ làm cho các em không thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác được. Nghiêm trọng hơn là từ những tổn thương về thể xác sẽ để lại những tổn thương về tinh thần.
- Tổn thương về mặt tinh thần:
Khi bị sử dụng hình phạt như vậy, với lứa tuổi nhạy cảm như ở lứa tuổi từ 11 đến 15 các em sẽ có tâm lý lo âu, sợ hãi từ đó xa lánh cha mẹ, hình tượng tốt đẹp về người cha người mẹ không được nguyên vẹn, tròn đầy nữa. Từ sự lo âu sợ hãi ấy các em cảm thấy mình như bị cô lập, không biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng ai. Như thế thì những tổn thương về thể xác kết hợp với những tổn thương về tinh thần liệu các em có phát triển như những đứa trẻ bình thường được hay không? Chắc chắn là không được, khi ấy cha mẹ có muốn con mình được như con người ta cũng đâu có được, đây là những vấn đề, những thay đổi do những tổn thương về tinh thần và thể xác do những hành vi giáo dục không đúng đắn của các bậc cha mẹ gây ra.