Giải pháp thứ hai là phải xây dựng kỷ cương gia đình

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 60 - 65)

V. Một số giải pháp nhằm điều chỉnh những phương pháp giáo dục thiếu

2. Giải pháp thứ hai là phải xây dựng kỷ cương gia đình

Dù ở nông thôn hay đô thị, là đồng bằng hay miền núi, miền Bắc hay miền Nam thì trong công cuộc đổi mới hiện nay, để phát huy vai trò giáo dục

đối với con cái mọi gia đình đều phải xây dựng kỷ cương, gia phong nếp nhà. Muốn cho gia đình được tồn tại và phát triển tốt đẹp thì ta phải xây dựng được một kỷ cương tốt, phải có tôn ti trật tự, phải có trên có dưới… Trong gia đình phải có người lãnh đạo, mọi người trong gia đình phải tôn trọng lẫn nhau, phải biết lắng nghe, người lãnh đạo phải giải quyết các vấn đề một cách thấu tình đạt lý. Các thế hệ trong gia đình phải hòa thuận, có nề nếp, biết quan tâm chia sẻ lẫn nhau mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh khác nhau, nhất là trẻ em, nếu được sống trong gia đình có nề nếp có kỷ cương thì chắc chắn con cái cũng sẽ noi gương theo ông bà, cha mẹ để sống tốt, biết nghe lời, chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn mà không cần cha mẹ phải răn dạy nhiều. Ngược lại, nếu những gia đình không xây dựng được kỷ cương, nếp nhà, do hoàn cảnh chi phối, điều kiện kinh tế tác động mà họ không giữ được nét đẹp của gia đình, dòng họ mình thì chắc chắn việc giáo dục con cái sẽ hết sức khó khăn, những gia đình như vậy buộc phải làm lại, xây dựng lại từ đầu.

Bên cạnh giải pháp nhằm điều chỉnh và phát huy vai trò giáo trong gia đình nông thôn thì chúng ta cũng nên đưa lên giải pháp kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

Chúng ta biết rằng gia đình đóng vai trò rất quan trọng và ý nghĩa to lớn trong quá trình giáo dục nhân cách (đặc biệt là trong việc hình thành nhân cách gốc) của con người. Song giáo dục con người không phải là công việc riêng của gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Sự kết hợp giữa giáo dcụ gia đình, nhà trường và xã hội là một giải pháp để phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong việc hình thành nhân cách con người.

Gia đình và nhà trường chính là hai thiết chế xã hội khác nhau, hai môi trường giáo dục khác nhau. Mỗi thiết chế có một vị trí và vai trò nhất định trong quá trình giáo dục nhân cách cho con người. Giáo dục trong gia đình thường dựa trên các mối quan hệ ruột thịt, con cái thường lấy cha mẹ, ông bà làm gương để học hỏi. Cha mẹ thường giáo dục con mình xuất phát từ tình

yêu thương, từ sự cảm hóa tự nhiên… Giáo dục gia đình mang tính cá biệt rõ rệt dựa trên cơ sở cuộc sống tự nhiên cởi mở trong gia đình, mang tính linh hoạt, thiết thực trên cơ sở thống nhất lợi ích giữa người dạy và người học.

Còn giáo dục nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt. Nó giáo dục con người bằng cách cung cấp cho con người một hệ thống tri thức và kỹ năng, nhất là phương pháp tư duy mang tính hệ thống. Song có một thực tế ta thấy là giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa có được sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ, khoa học trong quá trình giáo dục con người. Vì vậy mà thế mạnh của mỗi thiết chế chưa được phát huy và kịp thời bổ sung cho nhau trong quá trình giáo dục trẻ em, đặc biệt là ở nông thôn. Về phía nhà trường chỉ quan tâm chú ý tới việc giáo dục, truyền đạt, cung cấp cho các em những kiến thức từ sách vở mà xem nhẹ giáo dục đạo đức, phẩm chất, tư cách… Như vậy giáo dục nhà trường chỉ chú ý tới cái chung mà quên đi cái cá biệt, chưa đi sâu vào việc tìm hiểu động viên, giúp đỡ kịp thời tới các em. Ở nông thôn phần lớn các gia đình đều gặp hoàn cảnh khó khăn như: con cái nhiều, thu nhập thấp, trình độ học vấn và nhận thức của nhiều cha mẹ còn hạn chế. Mặt khác thời gian để họ quan tâm đến con cái cũng không được nhiều, chính vì vậy mà đã dẫn tới hiện tượng trẻ em bỏ học mà nhà trường không rõ nguyên nhân, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng chưa được chặt chẽ. Các bậc cha mẹ hầu như quan tâm khi gửi con cái vào các trường mà không cần biết chất lượng giảng dạy, nội dung giảng dạy và con cái họ tiếp thu được những cái gì. Họ không cần quan tâm hoặc do nhiều điều kiện tác động mà họ ít quan tâm tới việc học hành của con cái. Để các em có thể phát triển tốt được cả về đạo đức, phẩm chất, cũng như hoàn thiện về mặt tri thức thì cần có sự phối kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Ba môi trường giáo dục này phải có sự thống nhất với nhau, tránh sự tách rời, mâu thuẫn hoặc ỷ lại lẫn nhau. Có một điều mà chúng ta phải công nhận là trong mối quan hệ ấy thì giáo dục gia đình luôn phải đóng vai trò chủ động

tích cực, vì đó là moi trường quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc. Bên cạnh giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường thì môi trường giáo dục xã hội cũng giữ vai trò không kếm phần quan trọng. Mà môi trường giáo dục xã hội được thể hiện ở vai trò giáo dục của các tổ chức xã hội, các đoàn thể như đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội phụ nữ, hội nông dân… Các tổ chức này có nhiều đóng góp trong quá trình giáo dục đạo đức, nếp sống, ý thức, tính tổ chức kỷ luật và phát huy mạnh mẽ các năng lực cá nhân cho trẻ em. Song có một thực tế là ngày nay vai trò của các tổ chức, các bộ phận này đang giảm dần. Đặc biệt là ở nông thôn vai trò giáo dục của các tổ chức trên lại tỏ ra kém hiệu quả, trẻ em ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động Đoàn, Đội do điều kiện, do cách hoạt động tự phát, thiếu định hướng. Công tác tổ chức lại lỏng lẻo, mang tính hình thức, nội dung còn nghèo, chưa phong phú, chưa đáp ứng được mong đợi, thị hiếu của các em. Các tổ chức khác của địa phương còn thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ. Do vậy để phát huy tốt vai trò của các tổ chức xã hội ở địa phương cần cải thiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục để phù hợp với thị hiếu, đáp ứng được nhu cầu của các em, từ đó mà giúp các em có điều kiện phát triển toàn diện hơn.

CHƯƠNG III: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH TẠI XÃ VĨNH AN, HUYỆN

VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA

Chúng ta đã biết công tác xã hội là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình”.

Qua đó thấy rằng công tác xã hội như một khoa học, một nghề nghiệp phi lợi nhuận. Sự giúp đỡ của công tác xã hội không mang ý nghĩa ban ơn, trả ơn hoặc bất kỳ một sự báo đáp nào. Đối tượng phục vụ của nghành nghề này chủ yếu nhằm vào những cá nhân, nhóm hay cộng đồng yếu thế để duy trì và ổn định cuộc sống của họ. Nhưng mục tiêu cơ bản của công tác xã hội không chỉ nhằm vào việc cứu giúp những người cần được giúp đỡ mà là vì lợi ích, vì sự ổn định và tiến bộ của toàn xã hội. Công tác xã hội không trực tiếp tạo ra tiền bạc và của cải, nhưng nó góp phần xây móng, đắp nền cho sự phát triển xã hội. Và việc thể hiện vai trò công tác xã hội với phương pháp giáo dục trong các gia đình cũng góp phần không nhỏ vào sự phồn thịnh và phát triển của gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

Trước hết trong quá trình nghiên cứu người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn, chưng cầu ý kiến từ 30 mẫu nghiên cứu là trẻ em và nhận thấy hầu hết trẻ em chưa nhận thức được những hành vi nào là những hành vi vi phạm tới thể chất, những hành vi nào là thiếu trách nhiệm, thiếu phẩm chất đối với trẻ em. Vì vậy người nghiên cứu tiến hành tuyên truyền để các em biết rõ hơn về các hành vi không đúng với các điều luật về trẻ em. Trong quá trình thuyết trình người nghiên cứu có đưa ra một số nội dung của các điều luật liên quan đến trẻ em (kèm theo ở phần phụ lục).

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w