Nâng cao khả năng giáo dục và tự giáo dục của mọi thành viên trong

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 59 - 60)

V. Một số giải pháp nhằm điều chỉnh những phương pháp giáo dục thiếu

1. Nâng cao khả năng giáo dục và tự giáo dục của mọi thành viên trong

khoa học, đồng thời phát huy vai trò của gia đình nông thôn trong giáo dục con cái:

Trước hết chúng ta nhận thấy là giáo dục trong gia đình đóng một vai trò và có một ý nghĩa tô lớn đối với việc hình thành nên nhân cách gốc của mỗi thành viên ngay từ khi còn nhỏ. Dù ở bất cứ thời đại nào, trong môi trường xã hội nào thì việc giáo dục con người cũng phải xuất phát từ môi trường giáo dục gia đình. Vì giáo dục gia đình có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện và sâu sắc đối với các cá nhân trong suốt cuộc đời của họ. Nhưng có một sự thật là không phải gia đình nào cũng thực hiện được chức năng giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Ngày nay vấn đề giáo dục con cái trong gia đình đang có nhiều bất cập, nhất là ở các gia đình nông thôn, do điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế, trình độ nhận thức của các bậc cha mẹ chưa cao nên phương pháp giáo dục con cái của họ nhiều lúc và trong nhiều trường hợp chưa hợp lý. Vậy để điều chỉnh những phương pháp giáo dục thiếu khoa học, đồng thời phát huy vai trò của các gia đình nông thôn trong việc giáo dục con cái cần xây dựng một số giải pháp sau:

1. Nâng cao khả năng giáo dục và tự giáo dục của mọi thành viên trong gia đình. đình.

Muốn nâng cao được khả năng giáo dục và tự giáo dục trong gia đình thì chúng ta cần xác định được đối tượng giáo dục trong gia đình. Thực tế thì đối tượng giáo dục trong gia đình không phải mình trẻ em, không phải mình con cái mà còn có cả các bậc làm cha làm mẹ nữa. Giáo dục gia đình đối với trẻ em là một quá trình xã hội hóa diễn ra trên hai mặt:

Trẻ em được học hỏi ở các bậc cha mẹ những kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm sống, các giá trị đạo đức, chuẩn mực truyền thống… học hỏi để trở thành con người có nhân cách, để trở thành con người xã hội, để có thể tự chủ

và phát huy vai trò, năng lực của mình trong xã hội, trong cuộc sống. Cha mẹ trong gia đình lại đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ em, bằng việc cha mẹ bảo lưu, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống để răn dạy con cháu thông qua các hành vi mang tính chất nêu gương.

Trẻ em thông qua học hỏi từ nhiều kênh thông tin, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy hơn, những giá trị mới cũng góp phần vào quá trình hoàn thiện và ổn định nhân cách của các bậc cha mẹ. Trong quá trình ấy các bậc cha mẹ không thể không luôn luôn tự giáo dục, phải luôn luôn “học để dạy” . Ngày nay trong các gia đình (nhất là ở nông thôn) các bậc cha mẹ phải học để dạy thông qua nhiều con đường khác nhau, nhiều phương pháp, nhiều con đường và thông qua nhiều kênh thông tin. Một điều bất cập là các bậc cha mẹ ngày nay (đặc biệt là các bậc cha mẹ ở nông thôn) thiếu kiến thức, thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm, thời gian và lòng kiên nhẫn, cũng như chưa hiểu đúng về các nội dung và các phương pháp giáo dục con cái. Mỗi thành viên trong gia đình, cho dù đó là cha mẹ hay con cái đều luôn luôn tự giáo dục về kiến thức, kinh nghiệm sông, tình cảm… Không chỉ đối với các thành viên trong gia đình mà còn đối với dòng họ, làng xã… Đó là sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các con về lòng: Nhân; Hiếu; Nghĩa; Trí; Dũng; Lễ; Tín đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Giáo dục con về lòng nhân ái, tương trợ, qua tâm giúp đỡ, quan tâm về nhau… Mặt khác phải dạy dỗ con cái chúng ta cũng như bản thân mỗi người tinh thần tự giáo dục suốt đời mình, biến hiểu biết tri thức thành tư tưởng, đạo đức và lối sống văn hóa: Từ suy nghĩ đến hành động, từ tình cảm đến ứng xử… phải có văn hóa để làm sao có ích cho dân, cho nước và cho bản thân.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w