Theo các công trình nghiên cứu liên quan ta thấy: “Nhân cách của bố mẹ và mối quan hệ của họ có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống tâm lý của con cái. Những người có nhân cách đạo đức không tốt rất khó dạy dỗ con cái họ thành người tốt, thành người có ích cho xã hội. Nếu như ở lứa tuổi nhỏ hơn (tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học) thì nhân cách của bố mẹ ảnh hưởng tới con cái chủ yếu thông qua con đường bắt chước. Ở giai đoạn này ảnh hưởng bởi nhân cách không tốt của bố mẹ đến con cái đã có sự phân hóa. Phần lớn các em còn chưa có khả năng phân biệt rõ ràng đúng sai và vẫn bắt chước hành vi của bố mẹ như khi còn nhỏ. Đối với những em đã bắt đầu có khả năng đánh giá, nhận xét về người khác tương đối tinh tế, thì các em sẽ nhận ra những điều không tốt đẹp trong nhân cách của bố mẹ và không còn coi họ là chỗ dựa đáng tin cậy về mặt tinh thần nữa”. Nhưng trong nghiên cứu này người nghiên cứu không đi vào đánh giá nhân cách của cha mẹ ảnh hưởng tới con cái mà đi vào tìm hiểu về các yếu tố tác động đến biện pháp giáo dục của cha mẹ đối với con cái mình. Qua khảo sát tình hình thực tế người nghiên cứu muốn đi vào ảnh hưởng của các yếu tố sau tới giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn: Nghề nghiệp, trình độ, lứa tuổi, giới tính. Song các yếu tố này
chỉ tác động phần nào, tác động một phần tới việc sử dụng một số biện pháp giáo dục con cái chứ không phải ảnh hưởng tới tất cả các biện pháp. Cụ thể ra sao chúng ta sẽ đi tìm hiểu về từng mức độ tác động khác nhau của các yếu tố:
1. Yếu tố giới tính:
Thông thường trong các gia đình Việt Nam nói chung và các gia đình nông Việt Nam nói riêng (trong đó có các gia đình thuộc địa bàn nghiên cứu) khi thực hiện chức năng giáo dục con cái, người mẹ thường có xu hướng nuông chiều, mềm dẻo, đôi khi dung túng cho những lỗi lầm của con. Ngược lại người bố tỏ ra nghiêm khắc, khắt khe hơn. Do vậy thông thường con cái, nhất là ở nông thôn luôn có sự gần gũi với mẹ nhiều hơn là với bố, vì mẹ là người trực tiếp lo miếng ăn, giấc ngủ và tần số tương tác của con cái với mẹ thường cao hơn với bố, do vậy các em thường chia sẻ các vấn đề của mình với mẹ đầu tiên.
2. Trình độ học vấn của cha mẹ:
Cũng qua kết quả khảo sát, điều tra, thu thập thông tin nhà nghiên cứu thấy trình độ học vấn của cha mẹ cũng có tác động quan trọng đến biện pháp giáo dục con cái khi chúng mắc lỗi. Trong mẫu nghiên cứu khi tiến hành chọn mẫu người nghiên cứu cũng đã đề cập đến trình độ học vấn. Trong số các bậc cha mẹ được chọn làm khách thể nghiên cứu, do điều kiện kinh tế nông thôn còn khó khăn nên cha mẹ không có điều kiện để học cao, phần lớn các bậc cha mẹ chỉ có trình độ cấp II, tỷ lệ cấp I chiếm tỷ lệ nhất định, còn lại là các bậc cha mẹ có trình độ cấp III (tỷ lệ này rất nhỏ).
Biểu đồ thể hiện trình độ của các bậc cha mẹ trong diện nghiên cứu.
Cũng qua điều tra tình hình thực tế, ta thấy trình độ của các bậc cha mẹ càng cao thì xu hướng giáo dục con cái bằng biện pháp đúng đắn, khoa học càng cao hơn so với các bậc cha mẹ có trình độ thấp hơn. Ngược lại trình độ của cha mẹ càng thấp thì có xu hướng sử dụng bạo lực khi giáo dục con cái lại chiếm tỷ lệ cao hơn. Đây cũng là một điều dễ hiểu, bởi vì nếu trình độ nhận thức của cha mẹ không cao, tầm hiểu biết của họ chưa đủ rộng, đủ sâu để có thể biết hết được những thay đổi, những chuyển biến về tâm sinh lý của con cái ở lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Do vậy họ cũng không thể lường trước hết được hậu quả để lại với con cái họ khi mà họ sử dụng các biện pháp mang tính chất bạo lực để giáo dục các em khi chúng mắc lỗi. Cũng do trình độ của họ nên họ không thường xuyên quan tâm tới con cái, không biết chúng đang nghĩ gì và làm gì, điều đó cũng là nền móng để con cái họ mắc lỗi nhiều hơn.
3. Nghề nghiệp của các bậc cha mẹ:
Nghề nghiệp của các bậc cha mẹ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng các biện pháp giáo dục của cha mẹ với con cái vì nghề nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường bên ngoài. Do vậy đặc thù nghề nghiệp của cha mẹ sẽ có nhiều ảnh hưởng tới các biện pháp giáo dục con cái.
Qua phỏng vấn một số đối tượng thuộc diện nghiên cứu và thông qua Trình độ
những lần quan sát thực tế người nghiên cứu nhận thấy, đối với những bậc cha mẹ làm nông dân hoặc buôn bán, khi con cái họ mắc lỗi họ thường sử dụng những biện pháp mang tính chất bạo lực như: Chì chiết, đe dọa; răn đe, quát mắng; đòn roi; tát, bạt tai…Bởi theo họ có như vậy thì lần sau con cái sẽ sợ bị phạt ma không tái phạm nữa, họ không cần quan tâm xem những biện pháp giáo dục như vậy có ảnh hưởn như thế nào tới thể xác và tinh thần, tâm lý của các em. Còn với những bậc cha mẹ làm nghề giáo viên hay cán bộ nhà nước thì họ lại có những phương pháp giáo dục con cái theo cách khác với những gia đình trên. Khi con cái mắc lỗi họ thường giáo dục bằng những biện pháp rất nhẹ nhàng, mà cũng đúng chuẩn mực, trước khi đưa ra quyết định sử dụng biện pháp giáo dục như thế nào với những hành vi mắc lỗi của con, họ thường phải tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân tại sao con họ mắc lỗi, mức độ mắc lỗi ra sao. Và thông thường họ thường dùng biện pháp khuyên nhủ, nhắc nhở con cái, họ phân tích cho con hiểu hành động như thế nào cho hợp với đạo lý làm người. Sở dĩ họ đưa ra được những cách giáo dục đúng đắn, nhẹ nhàng và hiệu quả như vậy bởi vì họ hiểu được tâm lý con cái họ. Nhất là trong lứa tuổi đang có những thay đổi khá quan trọng về tâm và sinh lý như ở lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi.
4. Độ tuổi của cha mẹ:
Qua nghiên cứu, tìm hiểu và phỏng vấn một số đối tượng ta thấy độ tuổi của cha mẹ cũng có những tác động nhất định với các biện pháp giáo dục con cái của các bậc làm cha làm mẹ. Thông thường những bậc cha mẹ trong độ tuổi càng cao thì có xu hướng sử dụng biện pháp giáo dục con cái mang tính chất bạo lực nhiều hơn những biện pháp giáo dục đúng đắn khoa học. Ngược lại, những bậc cha mẹ tuổi còn trẻ sử dụng biện pháp mang tính bạo lực để giáo dục con cái ít hơn so với những biện pháp giáo dục đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Tại sao lại nư vậy? Bởi vì những người tuổi cao thường
ảnh hưởng bởi thói quen, truyền thống, thời đại ngày nay có nhiều biến đổi mà bản thân họ khó thay đổi hoặc không thể thích ứng được. Ngược lại, với những bậc cha mẹ tuổi còn trẻ, họ có tư tưởng tiến bộ, dễ tiếp thu với những thay đổi của xã hội, với những hình thức văn hóa tiên tiến,hiện đại cũng như họ biết lắng nghe xem cái gì đúng, cái gì sai…