Các gia đình có phương pháp giáo dục con cái đúng đắn, khoa học:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 37 - 40)

II. Thực trạng của phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình thuộc

1. Các gia đình có phương pháp giáo dục con cái đúng đắn, khoa học:

Để hiểu được một cách tương đối chính xác về các gia đình (thuộc mẫu nghiên cứu) giáo dục con cái bằng những biện pháp đúng đắn khoa học, trước hết người nghiên cứu tiến hành một cuộc khảo sát, điều tra thực địa, tìm hiểu về điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, độ tuổi của các bậc cha mẹ. Bởi vì các yếu tố này có tác động rất lớn tới hành vi giáo dục của cha mẹ với con em mình.

Ở phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu cho thấy trong mẫu điều tra có tới 60% các gia đình thuần nông, còn lạ là buôn bán nhỏ, cán bộ, giáo viên… Mà ở nông thôn ta thấy trẻ em thường phải tham gia lao động giúp gia đình sớm hơn ở thành thị. Nhiều bậc cha mẹ cho là ở lứa tuổi từ 11 đến 15 không phải là lứa tuổi nhỏ nữa. Do vậy họ không dành nhiều thời gian để giáo dục dạy dỗ phẩm chất đạo đức cho con mình… Với các gia đình làm các nghề khác như cán bộ, giáo viên… do lĩnh vực hiểu biết của họ về lĩnh vực này có khác hơn, mặt khác họ lại có nhiều thời gian hơn, nên họ quan tâm hơn tới việc giáo dục phẩm chất đạo đức

Biểu đồ thể hiện cơ cấu nghề nghiệp của các bậc cha mẹ

Qua hai trường hợp thuộc diện nghiên cứu mà chúng tôi đã phỏng vấn có thể thấy rằng, cùng một vấn đề, cùng một lĩnh vực là giáo dục con cái nhưng hai gia đình này lạ có những quan điểm trái ngược nhau về cách thức giáo dục. Điều đó cho thấy, yếu tố nghề nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình có tác động nhiều tới vấn đề nghiên cứu. Không những thế mà các yếu tố như: Trình độ, tuổi tác, giới tính… của các bậc cha mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục con cái mình. Do đặc trưng của địa bàn nghiên cứu, vốn là một vùng nông thôn còn chưa phát triển, phần lớn các gia đình là thuần nông, trình độ của các bậc làm cha làm mẹ còn hạn chế. Do vậy các gia đình giáo dục con cái bằng biện pháp đúng đắn, khoa học chiếm tỷ lệ không cao. Theo kết quả điều tra của chúng tôi chỉ có khoảng 30% thuộc diện nghiên cứu có biện pháp giáo dục hợp lý, còn lại phần nhiều là sử dụng các hành vi mang tính chất bạo lực để giáo dục con em mình (cả bằng lời nói và hành động). Trong số 30% gia đình có cách giáo dục con cái có hiệu quả, có những gia

đình để lại cho người nghiên cứu khá nhiều ấn tượng vì nếp sống gia đình của họ, vì biện pháp giáo dục của họ rất đơn giản mà sâu sắc và hiệu quả. Đó là các gia đình đã giáo dục con cái bằng biện pháp nêu gương. Tức là trong gia đình, người lớn luôn sống với nhau bằng những cử chỉ, những lời nói văn minh, văn hóa, từ đó mà con cái họ đã để ý, tiếp thu, thực hiện theo nếp sống của họ. Những gia đình như vậy thường con cái họ chăm ngoan, học giỏi, lại hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với người lớn, trong mẫu nghiên cứu có khoảng 5% số gia đình như vậy. Bên cạnh đó còn có những gia đình đã cố gắng hết sức trong việc xây dựng kinh tế gia đình. Bởi họ cho rằng nếu gia đình vững mạnh về kinh tế thì họ sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và cho con em ăn học tới nơi tới chốn, bằng bạn bằng bè. Đây cũng là một trong những việc làm khá thiết thực, có hiệu quả mà chúng tôi thấy ở địa phương. Song những gia đình làm được như vậy còn quá ít, khoảng 5% trong số 30% các gia đình có biện pháp giáo dục đúng đắn, khoa học.

Một điều dặc biệt là trong mấy năm gần đây có một trường hợp là cựu chiến binh ở địa phương đã có những phương pháp và việc làm khá thiết thực, có hiệu quả trong quá trình giáo dục con cháu. Bác Năm vốn là một bộ đội về hưu, bác đã quan tâm rất đặc biệt tới thế hệ tương lai. Bác đã đưa ra sáng kiến là tổ chức các hoạt động lao động và và văn hóa để giáo dục con cháu trong gia đình. Hằng ngày vào buổi tối bác Năm thường tổ chức tập kèn tập hát cho các cháu vui chơi giải trí, tạo không khí sinh hoạt vui tươi, lành mạnh cho thanh thiếu niên, góp phần hạn chế giảm bớt các tệ nạn xã hội ở địa phương. Nhờ đó mà tình nghĩa xóm làng ngày càng thắt chặt, ý thức cộng đồng ngày càng phát triển tốt, và nhất là các bậc cha mẹ yêu thương và hiểu con cái mình hơn.

2. Các gia đình nuông chiều con cái quá mức:

đúng đắn, khoa học có hiệu quả, thì còn có những gia đình giáo dục con mình bằng cách nuông chiều, dung túng những sai trái, những hành vi vi phạm của con mình. Khi con cái muốn gì, cần gì họ dáp ứng mà không biết mục đích, không biết, hoặc không cần quan tâm xem chúng làm gì.Thậm chí có những gia đình buôn bán, họ để cả chìa khóa tủ tiền cho con mình, tự do tiêu tiền thoải mái. Hậu quả không có sự kiểm soát của bố mẹ nên chúng đi vào con đường ăn chơi xa đọa, sa lãng việc học hành, bỏ học đi chơi với đám bạn bè hư hỏng. Thế mà bố mẹ chúng đâu có hay biết, đến lúc phát hiện ra tình hình học tập của con mình thì đã muộn. Song đây chỉ là những trường hợp cá biệt trong diện nghiên cứu, tỷ lệ các gia đình nuông chiều con cái ở địa bàn nghiên cứu là không đấng kể.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w