Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 49 - 50)

Nghệ An có dân số hơn 3,1 triệu người, là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thanh Hóa). Tỷ trọng: Dân số sống ở thành thị 13,1%; dân số nữ 50,32%; Dân số phi nông nghiệp 31,3%. Mật độ dân số trung bình 178 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,0%.

Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá thế giới, là vùng đất nổi tiếng có truyền thống hiếu học, học giỏi, cần cù, sáng tạo; là trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung với 06 trường Đại học, 10 trường cao đẳng đào tạo trên các lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, đào tạo nghề, sư phạm, y tế, văn hóa nghệ thuật... Đặc biệt, là hệ thống các trường trung

cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư.

Tổng số lực lượng lao động gần 1,8 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động được đào tạo chiếm 44%, lực lượng lao động được đào tạo nghề chiếm 36%. Số lao động trong độ tuổi năm 2014 là 1.682.134 triệu người. Lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp năm 2014 là 1.122.100 người (chiếm 66,71% tổng số lao động). Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nông nghiệp Nghệ An còn thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm trên 95%. Ở một số huyện miền núi, tỷ lệ này còn cao hơn như: Kỳ Sơn: 98,92%; Tương Dương: 98,74%; Quế Phong: 98,14%; Con Cuông: 98,55%. Chất lượng lao động nông nghiệp thấp là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng.

Dự kiến đến năm 2015 là 2,117 triệu người và năm 2020 là 2,24 triệu người. . Lao động nông nghiệp chiếm gần như tuyệt đối ở các huyện miền núi như: Kỳ Sơn 99,9%, Quế Phong 99,86%, Tương Dương 99,73%, Tân Kỳ 99,48%, Anh Sơn 99,31%.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)