Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Theo tác giả Mai Văn Xuân, trong cuốn Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Trường Đại học Huế (2008) thì phát triển kinh tế trang trại chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, cụ thể:

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm

khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp mang tính mùa vụ và có đặc điểm là cung muộn không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống nên cần có thời gian sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến bước thu hoạch. Do đó, dù giá nông sản rất cao, các nông trại phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm.

Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những công dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng trả giá cao khi mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, thường thì họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng từng khu vực châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi cũng khác nhau.

Một đặc điểm chú ý nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn hoá và đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ. Ví dụ, thịt lợn là thứ mà những người theo đạo Hồi kiêng, cũng như những người theo đạo Hin Đu không dùng thịt bò là thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tóm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, nó là vấn đề sống còn của sự phát triển kinh tế trang trại. Đối với hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng lớn. Tất cả các thành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp. Mà hiện nay kinh tế trang trại đang là then chốt và chủ đạo trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại luôn phải gắn liền với đất đai, phụ thuộc rất lớn về khí hậu và thời tiết, bệnh dịch. Hơn nữa vùng sản xuất lại luôn dàn trải, không tập trung. Các hệ thống phân tán rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Chính điều này cũng khiến gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.

- Chính sách về đất đai

Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát triển kinh tế trang trại như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa,

điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách vững chắc và lâu dài. Bên cạnh đó nền kinh tế nông nghiệp nước ta trước đây quá nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc cải tạo lại những bờ vùng bờ thửa sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém, gây không ít trở ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động.

- Chính sách về tín dụng

Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc. Bên cạnh hệ thống ngân hàng rất lớn, xong việc kinh doanh tiền tệ, và việc bảo tồn vốn là điều tiên quyết lại từ phía ngân hàng. Chính điều này gây không ít khó khăn khi các nhà đầu tư vào kinh tế trang trại nhưng thiếu tài sản thế chấp. Đây là vấn đề cần tháo gỡ.

- Các chính sách khác

Ví dụ như chính sách thuế; bảo hộ sản phẩm nông nghiệp; xuất nhập khẩu hàng nông nghiệp; chính sách ưu tiên cán bộ nông nghiệp làm việc ở vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ kỹ thuật cho các nhà đầu tư kinh tế trang trại….

- Yếu tố tự nhiên

Đây là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế trang trại, vì đối tượng của kinh tế trang trại đều là các sinh vật sống, có thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những năm vừa qua đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu nền công nghiệp hoá đất nước hình thành, các nhà máy, công xưởng, nhà cửa mọc lên như nấm, cũng đồng nghĩa với việc nạn phá rừng chàn lan gây nên thảm họa về môi trường như hạn hán, lụt lội sảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách nghiêm trọng, sự mất cân bằng sinh thái là tất yếu, dẫn đến dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng khủng khiếp, điều này khiến không ít các nhà quản lý cũng như các chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư. Cụ thể các loaị dịch bệnh luôn hoành hành, làm cho những nhà chăn nuôi luôn phải đau đầu khi mà hết bệnh lở mồn long móng sảy ra ở gia súc, sau đó lại đến bệnh H5N1 sảy ra ở gia cầm,

đến nay lại dịch bệnh lợn tai xanh…. Thông qua đây ta thấy rằng đối với dịch bệnh nó là hiểm họa cao nhất đối với người làm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)