Thực trạng ứng dụng khoa học-công nghệ của trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 61 - 67)

Hầu hết các trang trại hiện nay của Nghệ An đều có quy mô nhỏ và hoạt động trong các ngành nông nghiệp truyền thống nên tỷ trọng ứng dụng các thành tựu khoa học vẫn còn nhiều hạn chế. Chỉ có một số trang trại trồng mía, chè, cà phê đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến có sự hỗ trợ công nghệ của các doanh nghiệp. Một số trang trại quy mô lớn đã ứng dụng công nghệ sản xuất mới đạt hiệu quả cao, như các trang trại trồng cam, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại trồng nấm. Chẳng hạn, các trang trại trồng cam đã xây dựng hệ thống

tưới nước trong vườn cam và phủ ni lông dưới đất để chống xói mòn đất và giữ độ ẩm cho cây cam. Một số trang trại đã ứng dụng kỹ thuật mới sản xuất giống cam ngon, cho năng suất cao cung cấp cho các trang trại trong vùng. Các trang trại nuôi trồng thủy sản cũng đã áp dụng kĩ thuật phủ ni lông chống lạnh cho tôm để có thể nuôi trồng trong mùa đông. Tuy nhiên, hầu hết các trang trại có mức độ ứng dụng công nghệ rất thấp.

UBND tỉnh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp ứng dụng khoa học – công nghệ để hỗ trợ cho các trang trại và hộ nông dân như: hỗ trợ 100 triệu đồng cho mỗi trang trại sản xuất tôm giống để mua thiết bị và 10 triệu đồng mua sắm thiết bị cho trại sản xuất cua giống; hỗ trợ mua máy cày đa chức năng và máy công tác kèm theo, cấp bù lãi suất cho 2/3 giá trị máy hoàn chỉnh trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã đồng bằng; hỗ trợ 20% giá trị máy hoàn chỉnh và cấp bù lãi suất cho 80% giá trị máy hoàn chỉnh còn lại trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã miền núi; hỗ trợ 20% giá trị máy gặt, máy cấy và cấp bù lãi suất trong 24 tháng của 80% giá trị máy còn lại; hỗ trợ kinh phí tập huấn, quản lý sử dụng máy cày, máy gặt, máy cấy theo dự toán được duyệt; hỗ trợ 40% giá trị mua bản quyền tác giả đối với các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại các địa phương trong tỉnh. Tuy vậy, sự tham gia hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức chính quyền đối với các trang trại về hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ là chưa đạt được như kỳ vọng của các chủ trang trại.

Với tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang thu hút được một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển các mô hình trang trại quy mô lớn với trình độ khoa học kỹ thuật cao như trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk, điển hình nhất là trang trại tổng hợp của TH TrueMilk.

Trên cơ sở nghiên cứu các công nghệ hiện đại của thế giới, đặc biệt là của Israel, một nước với điều kiện địa lý bán sa mạc, không có nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhưng đã vươn lên hàng đầu thế giới về năng suất và chất lượng sữa. Tập đoàn TH đã đưa công nghệ cao của Israel về ứng dụng thành công tại

Dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp lớn tại Nghệ An. Nhờ đó, chỉ sau thời gian ngắn là 14 tháng, mô hình ứng dụng công nghệ cao của TH trong chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa đã thành công, đưa ra thị trường những sản phẩm sữa tươi sạch nguyên chất của Việt Nam có chất lượng cao đồng nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế, được người dân ưa chuộng tin dùng.

Dự án với tổng số vốn đầu tư 1,2 tỷ đô-la Mỹ là dự án có quy mô lớn, quy trình khép kín, được trang bị máy móc và công nghệ hiện đại nhất châu Á. Dự án sản xuất sữa tươi sạch TH true MILK đi vào hoạt động đã góp phần thay đổi cục diện ngành sữa nước Việt Nam giảm lượng sữa hoàn nguyên từ 92% xuống còn khoảng 70%. Với chất lượng sữa tươi sạch đạt chuẩn thế giới được tạo ra theo quy trình khép kín ‘từ đồng cỏ tới bàn ăn’, dự án sữa tươi sạch của Tập đoàn TH đã góp phần đặt những viên gạch đầu tiên tạo nền móng cho ngành công nghiệp sữa tươi sạch tại Việt Nam, tạo ra chuẩn mực mới cho chất lượng sữa tươi Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều dự án chuyển giao công nghệ đã được thực hiện hiệu quả như: các giống lúa lai, ngô lai, cà phê chè catimo, chè LDP1, LDP2, chè shan, cam sạch bệnh, bò lai sind, bò sữa, lợn siêu nạc, phát triển giống tôm sú, tôm rảo, tôm he. Điều này tác động mạnh đến việc hình thành và phát triển các trang trại quy mô lớn.

Tuy nhiên, vai trò của khoa học - công nghệ đối với nhiều trang trại ở Nghệ An vẫn đang khá mờ nhạt. Nhiều giống cây, con ở các trang trại, nhất là trang trại quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là giống truyền thống hoặc được lựa chọn theo kinh nghiệm. Mặt khác, khó khăn lớn nhất hiện nay là dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến năng suất và quy mô phát triển các vùng chuyên canh. Nhiều dịch bệnh chưa được ngăn chặn như bệnh tuyến trùng ở cà phê, bệnh greening (vàng lá) ở cây cam, bệnh chồi cỏ ở mía, bệnh tai xanh ở chăn nuôi lợn, dịch cúm gia cầm.

2.2.2.3. Thực trạng hiệu quả phát triển kinh tế trang trại tại Nghệ An

Kinh tế trang trại đã góp phần đưa nền nông nghiệp Nghệ An phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; phát huy những tiềm năng lợi thế của địa phương, khai thác diện tích đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc, nâng cao hiệu

quả sử dụng đất, tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hoá tương đối lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Tỉnh. Kinh tế trang trại cũng đã tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa cơ giới vào sản xuất. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phần lớn sản phẩm của các trang trại là sản phẩm hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh, cũng như thu hút đầu tư về công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản như: công nghiệp chế biến chè, cà phê, tinh bột sắn, mía đường, thủy sản.

Tuy vậy, những hạn chế về quy mô, trình độ công nghệ và thông tin đã cản trở rất nhiều khả năng tiêu thụ sản phẩm của các chủ trang trại. Theo khảo sát, có đến trên 90% trang trại không chủ động được đầu ra sản phẩm một cách hoàn toàn mà phụ thuộc vào các thương lái vì vậy rất nhiều sản phẩm bị ép giá.

Kinh tế trang trại ở Nghệ An đã huy động các nguồn lực trong dân (vốn, lao động, kinh nghiệm sản xuất) để đầu tư cho sản xuất, mở ra hướng đi mới cho việc huy động vốn trong dân cho đầu tư phát triển, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, các trang trại đã có đóng góp nhất định trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng cho vùng nông thôn khó khăn, góp phần xây dựng nông thôn mới; góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân và tạo việc làm cho hàng vạn lao động địa phương. Các trang trại đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế khu vực trung du miền núi của Nghệ An phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi, giảm thiểu sự chênh lệch vùng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Theo kết quả điều tra, số lao động thường xuyên bình quân của một trang trại của Nghệ An là 3 người, ngoài ra số lao động theo thời vụ khoảng 12 người với thu nhập bình quân là khoảng 3,1 triệu đồng/người/tháng vào năm 2014. Một số trang trại lớn như TH true milk thì số lượng lao động lên đến hàng trăm người và thu nhập cao hơn nhiều so với các trang trại nhỏ. So với kinh tế hộ, thu nhập của lao động làm việc trong các trang trại cao hơn gấp 3 lần và khoảng

cách này ngày càng có xu hướng tăng lên.

Tuy số lượng lao động làm việc thực tế tại các trang trại là không nhiều, nhưng số lượng lao động được giải quyết công ăn việc làm do các trang trại trên địa bàn tỉnh tạo ra lại lớn hơn nhiều lần như những người cung ứng đầu vào, làm trung gian thu mua sản phẩm, các dịch vụ vật tư... có thể lên đến hàng chục nghìn lao động như nhận xét trong báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Nghệ An năm 2013.

Phát triển kinh tế trang trại tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị trường, người nông dân tự biết không chỉ sản xuất những cái họ có mà phải sản xuất những cái thị trường cần, góp phần tạo lập mô hình sản xuất kinh doanh mới trong nông nghiệp, nông thôn. Nhiều chủ trang trại đã có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng trong cơ chế thị trường. Một số trang trại đã sản xuất và cung cấp giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. Các trang trại đã cung cấp dịch vụ thiết yếu về giống cây, con mới, năng suất hiệu quả kinh tế cao hơn vào các vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, giá trị sản lượng của kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh đã tăng lên khá nhanh, từ 80.542 triệu đồng năm 2003, lên 342.984 triệu đồng năm 2011 và 903.917 triệu đồng năm 2014.

Theo khảo sát điều tra của tác giả, giá trị sản lượng trung bình của của các trang trại đạt khoảng gần 2,2 tỷ đồng/trang trại/năm gấp khoảng trên 10 lần so với giá trị sản lượng của các hộ nông nghiệp phi trang trại được điều tra, phần lớn trong số này đều được trở thành hàng hóa mua bán trên thị trường.

Thu nhập bình quân/trang trại năm 2003 là 20,54 triệu đồng/trang trại; năm 2013 là 547,4 triệu đồng/trang trại; tỉ suất hàng hóa của trang trại năm 2014 đạt 96,1%. Bình quân mỗi trang trại có doanh thu từ 1,2 - 1,4 tỉ đồng/năm, chi phí trung bình mỗi năm từ 800 - 900 triệu đồng, như vậy, lợi nhuận trung bình mỗi năm của mỗi trang trại khoảng 400 triệu đồng. So với thu nhập trung bình của các nông hộ trên địa bàn tỉnh thì thu nhập trung bình của các trang trại gấp từ 10 –

20 lần (UBND tỉnh Nghệ An, 2014).

Trong các loại hình trang trại, trang trại nuôi trồng thủy sản có doanh thu cao nhất, nhưng chi phí cho sản xuất nhiều nên lợi nhuận không cao hơn so với các loại hình trang trại khác. Để thích ứng với nhu cầu thị trường, phần lớn các chủ trang trại đều đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nhiều nguồn thu. Nhiều trang trại đã kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nên nguồn thu của các trang trại đa dạng và tận dụng được nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng sản phẩm hàng hóa chính của các trang trại không lớn và tính chuyên môn hóa chưa cao.

Kết quả điều tra của tác giả cũng cho kết quả tương tự với thu nhập bình quân năm 2014 là 560,7 triệu đồng/trang trại/năm. Trong đó thu nhập bình quân của trang trại trồng trọt là 405,3 triệu đồng/năm, trang trại chăn nuôi là 521,2 triệu đồng/năm, trang trại thủy sản là 869,8 triệu đồng/năm và trang trại tổng hợp là 486,7 triệu đồng/năm.

Bảng 2.4. Thu nhập bình quân của kinh tế trang trại Nghệ An năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng/trang trại/năm

TT Loại trang trại Số lượng Thu nhập bình quân

1 Trang trại trồng trọt 32 405,3 2 Trang trại chăn nuôi 49 521,2 3 Trang trại nuôi trồng thủy sản 25 869,8 4 Trang trại tổng hợp 11 486,7

Tổng số 117 560,7

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Năng suất sử dụng đất của các trang trại cũng cao hơn hẳn so với các hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống, thu nhập trung bình một ha đất của một trang trại trồng trọt (trừ trang trại lâm nghiệp) là khoảng 100 triệu/ha/năm, cao gấp 4 lần so với trồng lúa, gấp 3 lần so với trồng lạc, gấp 2 lần so với trồng rau màu; thu nhập trung bình của một ha đất của trang trại chăn nuôi là khoảng 200

triệu/ha/năm, thậm chí có trang trại cho thu nhập xấp xỉ 1 tỷ đồng/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với làm nông nghiệp manh mún. Tính chung năng suất lao động trung bình tính cho một đơn vị diện tích trên địa bản tỉnh nghệ An có tính cả trang

trại lâm nghiệp là 57,92 triệu/ha/năm (Sở Nông nghiệp &PTNT Nghệ An, 2014) .

Bảng 2.5. So sánh một số chi tiêu hiệu quả của kinh tế trang trại với kinh tế nông hộ năm 2014

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Trang trại Nông hộ

1 Quy mô diện tích ha 14,1 0,8 2 Giá trị sản lượng bình quân năm Triệu đồng 2152,2 150 3 Thu nhập bình quân hàng năm (*) Triệu đồng 560,7 70 4 Thu nhập lao động bq tháng Triệu đồng 3,1 0,9 5 Năng suất bình quân/ha diện tích Triệu đồng 57,92 20

Nguồn: Sở Nông nghiệp &PTNN Nghệ An (*) Kết quả điều tra của tác giả

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)