Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 30 - 32)

Để đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại, có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu khác nhau tạo thành một hệ thống các chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này có

thể được chia thành 3 nhóm chính sau đây (Bùi Bằng Đoàn, 2010):

1.4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô và cơ cấu phát triển kinh tế trang trại

- Chỉ tiêu số lượng: thể hiện số lượng trang trại hiện có của từng địa phương, từng khu vực hay trên toàn quốc. Số lượng nhiều hay ít thể hiện về lượng trình độ phát triển kinh tế trang trại của một địa phương, một khu vực hay một quốc gia cụ thể.

- Chỉ tiêu cơ cấu: thể hiện mối quan hệ theo tỷ lệ giữa các loại trang trại trong một địa bàn cụ thể. Có rất nhiều loại cơ cấu trang trại khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại trang trại. Chẳng hạn, theo ngành nghề có trang trại trồng trọt hay chăn nuôi; theo quy mô có trang trại lớn và trang trại nhỏ; theo trình độ phát triển có trang trại truyền thống và trang trại ứng dụng công nghệ cao…

- Chỉ tiêu về sự phân bố của trang trại: đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung của số lượng các trang trại trong những địa bàn nhỏ trong một địa bàn lớn hơn. Chẳng hạn giữa khu vực thành thị và nông thôn; giữa các huyện trong một tỉnh, giữa các tỉnh trong một quốc gia…

- Chỉ tiêu về quy mô của trang trại: chỉ tiêu này phản ánh thông qua nhiều tiêu chí khác nhau như diện tích, vốn đầu tư, số lượng lao động, giá trị sản lượng thu hoạch… Quy mô của trang trại càng lớn càng thể hiện trình độ phát triển kinh tế trang trại ở mức độ càng cao.

1.4.3.2. Các chỉ tiêu định tính đánh giả mức độ phát triển kinh tế trang trại

- Chỉ tiêu nguồn gốc đất đai của các trang trại: thể hiện khía cạnh về khả năng tận dụng nguồn lực đất đai sẵn có của địa phương. Nếu khả năng sử dụng các loại đất xấu, đất nghèo, đất khô hạn… để phát triển trang trại thì càng thể hiện khả năng phát triển kinh tế trang trại ở trình độ cao. Ngược lại, nếu khai thác các

nguồn đất thuận lợi để phát triển trang trại thì sẽ gây ra lãng phí, dẫn đến các nguồn đất đai ít thuận lợi hơn sẽ không được khai thác, các ngành nghề khác cần đất đai sẽ không có cơ hội để phát triển.

- Chỉ tiêu mức độ ứng dụng khoa học - công nghệ của trang trại: thể hiện mức độ tham gia của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất trang trại. Một số chỉ tiêu như vốn đầu tư cho công nghệ cao, tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao, giá trị sản phẩm công nghệ cao…có thể được dùng để đánh giá trình độ ứng dụng khoa học – công nghệ cao vào trong hoạt động sản xuất của trang trại. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện trình độ phát triển của kinh tế trang trại.

Ngoài ra, các chỉ tiêu như khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, mức độ liên kết giữa các trang trại và mối liên kết chủ trang trại - nhà doanh nghiệp - ngân hàng - nhà khoa học , mức độ bảo vệ môi trường ở các trang trại… cũng là một số chỉ tiêu dùng để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế trang trại.

1.4.3.3. Các chỉ tiêu đánh giả hiệu quả phát triển kinh tế trang trại

- Chỉ tiêu kết quả sản xuất: gồm các chỉ tiêu phản ánh về hiện vật và các chỉ tiêu phản ánh về mặt giá trị.

+ Chỉ tiêu hiện vật phản ánh kết quả về mặt hiện vật của các hoạt động, cụ thể là của từng loại cây trồng, vật nuôi của trang trại thu được trong một năm. Tùy theo từng ngành sản xuất, các chỉ tiêu phản ánh kết quả về hiện vật cũng khác nhau và tính theo các đơn vị khác nhau. Trong trồng trọt, chỉ tiêu kết quả hiện vật là số lượng sản phẩm thu được của từng loại cây trồng trong một vụ, một năm và được tính bằng các đơn vị kg, tạ, tấn…Đối với ngành chăn nuôi, kết quả sản xuát thể hiện là số sản phẩm thu được từ chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. tùy theo từng đối tượng chăn nuôi khác nhau mà kết quả sản phẩm chăn nuôi được thể hiện là khác nhau.

+ Chỉ tiêu giá trị của trang trại thường được thể hiện thông qua giá trị sản xuất (GO) hoặc thu nhập. Các chỉ tiêu này càng lớn thể hiện trình độ phát triển của kinh tế trang trại càng cao.

Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm của các ngành sản xuất mà trang trại thu được trong một kỳ nhất định, thường là một năm. Giá trị sản

xuất của trang trại bao gồm giá trị của số sản phẩm sản xuất bán ra hay chuyển ra ngoài, giá trị của số sản phẩm dùng cho tiêu dùng nội bộ và giá trị của số sản phẩm dùng cho dự trữ.

Có thể sử dụng các chỉ tiêu cụ thể khác nhau để đánh giá hiệu quả của trang trại thông qua giá trị sản xuất như giá trị sản xuất thu được trên một đơn vị diện tích, giá trị sản xuất thu được trên một đơn vị đầu vào khác như một lao đông, một đồng vốn…

- Chỉ tiêu chi phí sản xuất:là giá trị các yếu tố đầu vào sử dụng cho các hoạt động sản xuất của trang trại. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, mỗi ngành sản xuất chi phí có nội dung thể hiện khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý, chi phí sản xuất được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Các cách phân loại chi phí khác nhau xuất phát từ mục đích phục vụ cho công tác hạch toán hay phục vụ cho quản lý và ra quyết định.

Để đánh giá hiệu quả của trang trại thông qua chỉ tiêu chi phí sản xuất có thể phân tích so sánh mối tương quan giữa chi phí qua các năm hoặc tương quan giữa chi phí so với các chỉ tiêu khác như giá trị sản xuất hay thu nhập…

- Chỉ tiêu lợi nhuận: là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của trang trại nói riêng. Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Đây được coi là chỉ tiêu mà các chủ trang trại có thể dễ dàng sử dụng để đánh giá hiệu quả của đầu tư. Ngoài ra có thể sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận theo thu nhập, tỷ suất lợi nhuận trên đơn vị diện tích, tỷ suất lợi nhuận theo vốn đầu tư… để đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)