Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 25 - 28)

Theo Bùi Minh Vũ, Nguyễn Thị Lai – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt

Nam thì kinh tế trang trại có một số đặc trưng sau (Bùi Minh Vũ, Nguyễn Thị

Lai, 2005):

- Mục đích của trang trại: mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất

nông sản hàng hoá với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá có thể được biểu hiện về mặt lượng với các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ Chỉ tiêu 1: Giá trị sản lượng hàng hoá Nông, Lâm, Thuỷ sản được tạo

ra trong năm của trang trại

+ Chỉ tiêu 3: Tỷ suất hàng hoá của trang trại

- Hoạt động của trang trại: hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

được tiến hành trên cơ sở các yếu tố sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.

Có thể nêu các chỉ tiêu sau đây (Bùi Minh Vũ, Nguyễn Thị Lai, 2005):

+ Chỉ tiêu 1: Quy mô ruộng đất của trang trại. Nếu trang trại chăn nuôi thì

quy mô đó đựơc tính theo số lượng gia súc, gia cầm.

+ Chỉ tiêu 2: Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại. -Tổ chức và quản lý sản xuất: tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ trên cơ

sở chuyên môn hoá, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạch toán kinh doanh và thường xuyên tiếp cận thị trường. Mô hình sản xuất rất đa dạng và phong phú, phản ánh những đặc thù, kinh nghiệm và những truyền thống canh tác của địa phương.

- Chủ trang trại :

+ Có khả năng về tổ chức quản lý

+ Có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất

+ Có hiểu biết nhất định về kinh doanh theo cơ chế thị trường

+ Có ý chí và quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, không sợ khó khăn, gian khổ

- Nguồn nhân lực:

+ Nhân lực của gia đình

+ Nhân lực đi thuê : Thuê theo thời vụ và thuê thường xuyên. Nguyên tắc thuê là thoả thuận giữa chủ trang trại và người lao động làm thuê; số lượng lao động thuê mướn phụ thuộc vào loại hình, quy mô và năng lực sản xuất của trang trại

- Loại hình trang trại :gồm nông trại, lâm trại và ngư trại

- Về quan hệ sở hữu: quan hệ sở hữu của trang trại được thể hiện bằng hệ

thống pháp luật và tạo nên chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu bao gồm các quyền : + Quyền sở hữu

+ Quyền quản lý kinh doanh + Quyền chi phối

Trong 4 quyền đó thì 2 nhóm quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh là quan trọng nhất. Trong quyền quản lý kinh doanh có quyền sử dụng đất đai.

Thông tư liên tịch số 69/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 23 tháng 6 năm 2000 xác định kinh tế trang trại có 3 đặc trưng

- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn.

- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như:đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.

- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệuquả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.

Nói chung, kinh tế trang trại so với kinh tế hộ gia đình có những đặc trưng khác biệt, cụ thể:

- Lĩnh vực sản xuất chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản và mục đích là sản xuất hàng hoá theo nhu cầu thị trường. Hay nói cách khác là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và sản xuất của đơn vị kinh tế này là sản xuất hàng hoá

- Phần lớn tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng lâu dài của người chủ độc lập như máy móc, đất đai…..

- Các yếu tố cơ bản như đất đai, mặt nước, tiền vốn phải được tập trung ở quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Để sản xuất hàng hoá với số lượng lớn hơn kinh tế hộ. Kinh tế trang trại phải đáp ứng nhu cầu về vốn và tư liệu sản xuất ở mức độ cho phép đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá.

- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiến bộ trên cơ sở chuyên môn hoá, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có điều kiên ứng

dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

- Các trang trại đều thuê lao động làm việc ổn định, nhất là các lao động có chuyên môn kỹ thuật và thuê lao động hợp đồng thời vụ. Cá biệt có trang trại

vừa là chủ trang trại vừa là cán bộ kỹ thuật và lao động chính của trang trại. Do sản xuất mang tính đặc thù nên kinh tế trang trại có thể tận dụng phát huy tối đa trong sản xuất những điều kiện hiện có của gia đình, địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)