Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 72 - 73)

Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 197/2007/QĐ-TTg ngày 17/12/2007, theo đó quản điểm phát triển của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Tỉnh trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, vùng, khu trọng điểm và phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ: du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí v.v... Xây dựng một nền nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. Đảm bảo đạt đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. Coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của Tỉnh và bên ngoài. Với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Quan điểm cụ thể

- Tiếp tục thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế trang trại đã được nêu trong Nghị quyết TW.VI (lần 1) khóa VIII, Nghị quyết 03/CP của Chính phủ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp ở nông thôn, được hình thành và phát triển chủ yếu trên nền tảng kinh tế hộ gia đình. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của kinh tế hộ.

- Khuyến khích mọi cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài tỉnh phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho trang trại và người lao động.

- Phát triển các loại hình trang trại theo đúng quy hoạch, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nghệ An.

- Thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại, có những chính sách và giải pháp đồng bộ vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội, khuyến khích làm giàu chính đáng của chủ trang trại và đảm bảo quyền lợi của người lao động làm thuê, hạn chế phân hóa giàu nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)