So với tổng quỹ đất sản xuất nông lâm như nghiệp (NLNN) của Tỉnh, thì diện tích đất của các trang trại còn chiếm tỉ lệ nhỏ. Năm 2010, diện tích đất của các trang trại là 15.608 ha, chiếm 1,26% tổng diện tích đất NLNN toàn tỉnh. Năm 2012, diện tích đất của các trang trại đạt tiêu chí mới là 2.047,3 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 37,0%, đất lâm nghiệp chiếm 40,6% và diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 19,4%.
Quy mô diện tích đất bình quân của mỗi trang trại năm 2000 là 12,2 ha/trang trại; năm 2005 là 9,7 ha/trang trại, cao hơn so với bình quân của cả
nước (7,1 ha/trang trại); năm 2010 là 8,4 ha/trang trại. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNN Nghệ An năm 2014 cho thấy, diện tích đất bình quân mỗi trang trại theo tiêu chí mới là cao hơn nhiều so với năm 2010, đạt mức 14,1ha/trang trại, trong đó diện tích đất bình quân của trang trại lâm nghiệp là lớn nhất (110
ha/trang trại), thấp nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản (7,06 ha/trang trại) (Sở
Nông nghiệp &PTNN Nghệ An, 2014).
Theo kết quả điều tra khảo sát của tác giả, đất của các trang trại chủ yếu là đất được cấp, đất chuyển nhượng và đất thuê. Đất được cấp của các trang trại chiếm 68,95% tổng diện tích đất của các trang trại điều tra năm 2014. Đất đi thuê chỉ chiếm 8,5%. Trong các loại hình trang trại, toàn bộ diện tích đất của trang trại lâm nghiệp là đất được cấp. Trang trại trồng trọt có 63,4% diện tích đất được cấp, 17,51% diện tích đất đi thuê, còn lại là đất nguồn đất tự có của gia đình. Trang trại thủy sản có tỉ lệ diện tích đất đi thuê lớn nhất, chiếm 63,57%.
Thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã triển khai các biện pháp nhằm từng bước khắc phục tình trạng mong muốn về ruộng đất, tạo điều kiện tập trung ruộng đất để hình thành các trang trại. Năm 2001, Tỉnh ủy Nghệ An đã có Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 05/4/2001 về vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng ban và tổ chức thực hiện thí điểm tại 17 xã để rút kinh nghiệm, nhân rộng ra toàn tỉnh. Tiếp đó, đến năm 2012, Thường vụ tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chỉ thị 08- CT/TU về “dồn điền đổi thửa”, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, phấn đấu mỗi hộ được nhận đất liền vùng, liền thửa, với số lượng 1 - 3 thửa ruộng/hộ. Đến năm 2013, các chính sách chuyển đổi ruộng đất và “dồn điền đổi thửa” đã thu được kết quả đáng kể, bước đầu khắc phục được tình trạng mong muốn về ruộng đất. Trước năm 2000, ở nhiều địa phương, trung bình mỗi hộ có 9 - 10 thửa ruộng, đến năm 2013, trung bình chỉ còn 1,7 thửa/hộ. Nhờ đó, hệ thống đồng ruộng đã được chỉnh trang, quy hoạch lại, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển kinh tế các trang trại và khuyến khích các trang trại mở rộng quy mô đất đai, phát triển sản xuất.
Quyết định số 33/2001/QĐ-UB, ngày 10/4/2001 của UBND tỉnh về chính sách đất đai đã quy định hạn mức giao đất, cho thuê đất, thời hạn cho thuê đất, giao đất, miễn, giảm tiền thuê đất theo luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ. Riêng đất trống, đồi núi trọc, UBND tỉnh đã ủy quyền cho UBND các huyện căn cứ quỹ đất để quy định hạn mức giao đất với hạn mức không quá 30ha/hộ. Nếu trang trại sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì sẽ được giao vượt mức hạn điền trên cơ sở đề nghị của UBND xã, huyện có trang trại.
Để tạo quỹ đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại, UBND Tỉnh đã ban hành quyết định số 82/2002/QĐ-UB ngày 20/7/2002 về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý nông trường quốc doanh và Quyết định số 118/2004/QĐ-UB ngày 8/11/2004 về chính sách phát triển kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An. Năm 2013, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013 - 2105. Theo Quyết định này, chính sách hỗ trợ chỉ áp dụng cho sản xuất lúa, ngô, lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An với mô hình từ 30 đến 50 ha, trong đó có hỗ trợ chỉnh trang đồng ruộng sau khi hoàn thành dồn điền đổi thửa với mức 300 triệu đồng/mô hình sản xuất lúa, lạc, trợ giá giống, phân bón tùy từng vùng.
Các chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nghìn hộ gia đình nông dân có điều kiện về lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Việc cho thuê, chuyển nhượng ruộng đất để tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển kinh tế trang trại đã trở thành phong trào của các địa phương trên phạm vi toàn tỉnh.
Hều hết các chủ trang trại đều cho rằng việc tiếp cận để được cấp đất đai (chủ yếu là thuê dài hạn của Nhà nước) là tương đối thuận lợi với 89% chủ trang
trại đồng ý, chỉ có 11% cho là khó khăn (Kết quả tổng hợp điều tra, 2014). Tuy
nhiên, khó khăn của các chủ trang trại để được cấp đất là phải trình được tính khả thi của dự án phát triển trang trại. Đây là điểm khó đối với các chủ trang trại hiện nay.