có hiệu quả đồng thời phát triển thêm số lượng trang trại trên toàn tỉnh, có thể xem xét các vấn đề sau:
- Nhà nước cần xem xét cho vay vốn cho các trang trại với lãi suất ưu đãi, cho vay đúng đối tượng, đúng nhu cầu, đơn giản hóa các thủ tục cho vay và thời hạn cho vay nên dài hơn, phù hợp với thời vụ và chu kỳ sản xuất, để các chủ trang trại chủ động trong kế hoạch đầu tư.
- Nhà nước giúpï đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại. Đồng thời cung cấp những thông tin, dự báo thị trường nông sản hàng hoá, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của các chủ trang trại, để bảo hiểm giá cả nông sản, bảo hiểm mùa màng, giảm bớt rủi ro.
- Nhà nước cần có quy hoạch phát triển chung về trang trại, định hướng cho các trang trại phát triển sản xuất các loại sản phẩm, nông sản có khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ.
- Đối với các tiêu chí về trang trại: ngoài các tiêu chí chính về giá trị, được Bộ Nông Nghiệp &PTNT và Tổng Cục Thống Kê quy định, các tiêu chí khác nên giao cho các địa phương xác định, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn để các cơ quan chức năng tiến hành cấp giấy chứng nhận trang trại cho các gia đình, cá nhân có đủ tiêu chí trang trại, để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.
- Mối quan hệ giữa người lao động làm thuê với chủ trang trại chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận bằng miệng giữa 2 bên. Do vậy, Nhà nước cần có những quy định về vấn đề thuê mướn và sử dụng lao động trong các trang trại, để xử lý các vụ việc tranh chấp lao động và trách nhiệm vật chất nếu có xảy ra. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại và người lao động trong các trang trại được pháp luật bảo vệ rõ ràng.
KẾT LUẬN
Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp nghiệp ở nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá với qui mô lớn; Phát triển kinh tế trang trại có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự nghiệp đổi mới CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn dựa trên khai thác một cách hiệu quả nhất về ưu thế của kinh tế trang trại so với các hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống. Những kinh nghiệm từ phát triển kinh tế trang trị ở trong và ngoài nước có thể được coi là bài học để tỉnh Nghệ An có thể tiếp thu và học hỏi.
Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa tỉnh Nghệ An trong những năm qua. Kinh tế trang trại bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình kinh tế hộ nông dân trước đây và kinh tế trang trại của tỉnh đã phát triển một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Nhưng nhìn chung quy mô các trang trại còn chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô nhỏ, trình độ thủ công, hầu hết các sản phẩm nông sản đều tiêu thụ ở dạng thô, chưa cho chế biến và được tiêu thụ chủ yếu của tư nhân
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2014 cho thấy kinh tế trang trại của Nghệ An đã bước đầu phát triển theo hướng bền vững, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để kinh tế trang trại phát triển hơn nữa như về mặt chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm, năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ... Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Đây có thể là sự tham khảo có ý nghĩa đối với các chủ trang trại trên địa bàn cũng như các cơ quan quản lý của địa phương.
So với mục tiêu đề ra, về cơ bản luận văn đã đáp ứng. Tuy nhiên, luận văn còn một số hạn chế như chưa cập nhật hết các nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước; khả năng thu thập và xử lý thông tin còn hạn chế; chưa tham khảo được nhiều ý kiến trực tiếp của các chuyên gia, các nhà quản lý địa phương...
Để hoàn thiện nghiên cứu của mình, tác giả rất mong sự góp ý của thầy cô, đồng nghiệp và những người quan tâm nhằm khắc phục các thiếu sót và hạn chế này ở các nghiên cứu tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban vật giá chính phủ (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2000), Thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNNPTNT-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại ngày 23 tháng 06 năm 2000, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Tiêu chí mới của trang trại được quy đinh
theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011, Hà Nội
4. Ngô Đức Cát (2003), Kinh tế trang trại với việc phát triển nền nông nghiệp
hàng hóa, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 3.
5. Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 về đẩy mạnh vận động nông dân dân “dồn điền đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, Nghệ An.
6. Chính phủ (2012), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
7. Trần Văn Chử (2002), Kinh tế trang trại nước ta những vấn đề đặt ra và giải
pháp khắc phục, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 2, TP. HCM
8. Cục Thống kê Nghệ An (2011), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông
thôn nông nghiệp & thủy sản, Nghệ An
9. Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế Nông nghiệp, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Điền, Trần Đức, Nguyễn Huy Năng (1993) kinh tế trang trại gia
đình trên thế giới và ở Châu á, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
12. Nguyễn Đình Điền (2000), Trang trại gia đình, bước phát triển mới của kinh
tế hộ nông dân, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
13. Trần Đức (1995), Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Đức (1995), Trang trại gia đình ở Việt Nam và thế giới, Nxb Chính trị
15. Trần Đức (1998), Mô hình kinh tế trang trại vùng đồi núi, nhà xuất bản nông
nghiệp, Hà Nội.
16. Trần Hai (2000), Một số nhận thức về kinh tế trang trại Việt Nam, Tư liệu về
kinh tế trang trại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đào Hữu Hòa (2007), Vai trò của trang trại gia đình trong quá trình phát
triển một nền nông nghiệp bền vững, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học
Đà Nẵng, số 2, 2007, Đà Nẵng.
18. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang
trại trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Trần Kiên (2000), Làm giàu bằng kinh tế trang trại, NXB Thanh Niên, Hà Nội
20. Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, Hà Nội
21. Nguyễn Thế Nhã (1999), Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Lý luận,
thực tiễn và giải pháp, Hội thảo khoa học trường Đại học nông nghiệp I,
10/1999, Hà Nội.
22. Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An (2009), Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tháng 12 năm 2009, Nghệ An.
23. Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An (2013), Báo cáo kết quả công tác chỉ đạo
thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.
24. Tỉnh ủy Nghệ An (2012), Chỉ thị số 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
ngày 8/5//2012 về đẩy mạnh vận động nông dân "dồn điền đổi thửa" và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp,
Nghệ An
25. Đặng Thị Thúy (2011), Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Bắc Giang, Luận văn cao học, Hà Nội.
26. Trần Trác (2000), Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị
27. Lê Trọng (2000), Phát triển kinh tế và quản lý trang trại nền kinh tế trang
trại, NXB Hà Nội.
28. Bùi Minh Vũ, Nguyễn Thị Lai (2005), Trang trại và những đặc trưng cơ
bản của nó, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
29. UBND tỉnh Nghệ An (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An
30. UBND tỉnh Nghệ An (2014), Tài liệu hội nghị sơ kết Nghị quyết số
03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, Nghệ An
31. UBND tỉnh Nghệ An (2007), Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2007-2015, Nghệ An
32. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày
15/01/2013 quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình "cánh đồng mẫu lớn" giai đoạn 2013 – 2105, Nghệ An.
33. UBND tỉnh Nghệ An (2012), Quyết định ban hành quy định một số chính sách
hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015, QĐ số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012,
Nghệ An.
34. Mai Văn Xuân (2008), Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Trường Đại
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ TRANG TRẠI NGHỆ AN
Để phục vụ mục đích nghiên cứu xin Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin sau, các thông tin này sẽ được giữ bí mật, chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Xin cảm ơn!
1. Họ và tên:……….…….. Giới tính: Nam, nữ:………… 2. Năm sinh:……….………. 3. Địa chỉ: Xã ……….…huyện:……….. 4. Xin ông/bà cho biết về loại hình trang trại hoặc hình thức kinh tế của gia
đình (đánh dấu X vào ô thích hợp)
□ Trang trại trồng trọt □ Trang trại chăn nuôi
□ Trang trại nuôi trồng thủy sản □ Trang trại tổng hợp:
□ Sản xuất kinh tế nông hộ phi trang trại
5. Xin ông/bà cho biết về diện tích sử dụng cho sản xuất trang trại hoặc kinh tế nông hộ phi trang trại:... (ha) 6. Xin ông/bà cho biết về số lượng lao động trung bình sử dụng:...…..(người) 7. Xin ông/bà cho biết giá trị sản lượng bình quân năm: ... .(triệu) 8. Xin ông/bà cho biết về thu nhập hàng năm:... (triệu)
9. Xin ông/bà cho biết về nguồn gốc đất đai (đánh dấu X vào ô thích hợp)
□ Đất tự có □ Đất được cấp □ Đất đi thuê
10. Xin ông/bà cho biết về khả năng tiếp cận đất đai (đánh dấu X vào ô
thích hợp)
□ Dễ □ Khó
11. Xin ông/bà cho biết có được tiếp cận nguồn vốn vay (đánh dấu X vào ô
thích hợp)
□ Có □ Không
12. Xin ông/bà cho biết về khả năng tiếp cận thông tin thị trường (đánh dấu
X vào ô thích hợp)
□ Dễ □ Khó
13. Xin ông/bà cho biết hình thức tiêu thụ sản phẩm (đánh dấu X vào ô thích
hợp)
□ Tự thực hiện □ Qua trung gian