Thực trạng về nguồn vốn của các trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 59 - 61)

đồng. Vốn đầu tư bình quân của 1 trang trại đạt 139,6 triệu đồng. Năm 2010, tổng số vốn đầu tư của các trang trại là 405.923 triệu đồng, bình quân vốn đầu tư mỗi trang trại là 218,4 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2005.

Từ năm 2011, do quy định mới về tiêu chí trang trại nên số lượng trang trại đạt tiêu chí mới giảm, đồng thời quy mô diện tích mức vốn của các trang trại đạt tiêu chí mới tăng lên.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, vốn đầu tư giữa các loại hình trang trại không giống nhau. Năm 2014, vốn đầu tư bình quân của các trang trại trồng trọt thấp nhất, còn các loại hình trang trại khác có vốn đầu tư cao hơn, trong đó cao nhất là trang trại chăn nuôi. Tính theo huyện, vốn đầu tư bình quân một trang trại cao nhất là các huyện đồng bằng ven biển do chủ yếu là trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (thị xã Cửa Lò: 1035 triệu đồng/trang trại; TP Vinh 678,8 triệu đồng; Diễn Châu: 406 triệu đồng). Các huyện miền núi có số lượng trang trại nhiều, nhưng bình quân vốn của trang trại thấp (Quỳ Hợp: 82,9 triệu đồng, Quỳ Châu: 88,8 triệu đồng).

Bảng 2.3: Vốn đầu tư của các trang trại ở Nghệ An năm 2005 và 2010 Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2005 Năm 2010 Loại hình trang trại Tổng số

vốn Bình quân vốn/ TT Tổng số vốn Bình quân vốn/ TT Tổng số 149.594 139,6 405.923 218,4 1. TT trồng trọt 36.515 91,8 68.096 102,7 2. TT chăn nuôi 29.255 206,0 89.608 389,6 3. TT lâm nghiệp 10.756 76,8 70.089 184,5 4. TT nuôi trồng thuỷ sản 38.670 187,7 90.541 289,3 5. TT tổng hợp 34.398 184,9 87.589 320,8

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An, 2011

Vốn đầu tư của các trang trại chủ yếu là vốn đầu tư xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh (chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư của trang trại), tổng giá trị máy

móc thiết bị, công cụ sản xuất chiếm khoảng 20,15%. Tổng vốn tiền mặt hiện có của các trang trại chiếm tỉ lệ rất thấp 2,27% tổng số vốn. Như vậy, phần lớn vốn của trang trại đầu tư vào tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo Chi cục Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Nghệ An, Kinh tế trang trại chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có là bởi chưa được quan tâm đúng mức. Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2010 về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Theo đó, các chủ trang trại được vay vốn ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn không cần tài sản đảm bảo (mức tối đa có thể lên tới 500 triệu đồng) đối với các chủ hộ đã được chứng nhận kinh tế trang trại. Thế nhưng, theo Thông tư số 14 của Ngân hàng Nhà nước thì các chủ trang trại chỉ được vay một lần và phải cầm cố sổ đỏ trang trại. Nếu vay ở tổ chức tín dụng thì mọi quy định đều do tổ chức đó quy định. Tổ chức tín dụng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, họ chỉ cho vay khi có lòng tin vào khách hàng và khả năng thu hồi vốn cao Riêng ở Nghệ An, từ năm 2008 - 2011, UBND tỉnh có Quyết định số 10, số 19, hỗ trợ 20 triệu đồng đối với các trang trại mới thành lập. Tuy nhiên, đến năm 2012, lại ra Quyết định số 09 cắt bỏ chủ trương này.

Theo kết quả điều tra khảo sát của tác giả, chỉ có 39,2% số trang trại có đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, trong đó chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, còn các loại hình trang trại trồng trọt và lâm nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay này do không có tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)