mạnh mẽ, với số lượng ngày càng nhiều ở các nước đang phát triển, trên con đường công nghiệp hoá và vấn đề còn tồn tại ở các nước công nghiệp hoá cao, trên cơ sở điều chỉnh số lượng và cơ cấu trang trại cho phù hợp. Kinh tế trang trại trong thời gian tới vẫn tồn tại và phát triển vì có nhiều thế mạnh hơn hẳn các
hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác. Kinh tế trang trại có thể phát triển
với nhiều hình thức đa dạng khác nhau (như tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác,...). Hình thức quản lý, nội dung hoạt động, cơ cấu và qui mô sản xuất của trang trại thay đổi tuỳ theo đặc điểm và điều kiện cụ thể ở mỗi nước, mỗi vùng sinh thái, nhưng trang trại gia đình là loại thích hợp nhất, phổ biến nhất. Trên thế giới, trang trại gia đình chiếm khoảng 80- 90 tổng số trang trại. Đây chính là hình thức sản xuất lấy hộ gia đình làm nền tảng để sản xuất nông sản hàng hoá, sử dụng lao động gia đình trong quản lý sản xuất, có thể sử dụng lao động làm thuê thường xuyên hoặc theo thời vụ.
1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại và tiêu chí xác định trang trại trang trại
1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại và tiêu chí xác định trang trại trang trại
Lai, 2005):
- Mục đích của trang trại: mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất
nông sản hàng hoá với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá có thể được biểu hiện về mặt lượng với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Chỉ tiêu 1: Giá trị sản lượng hàng hoá Nông, Lâm, Thuỷ sản được tạo
ra trong năm của trang trại