Kinh nghiệm ngoài nước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 37 - 41)

* Kinh nghiệm của Nhật Bản

Từ những năm 1950 đến nay, nhờ cải cách ruộng đất, đã hình thành các trang trại gia đình sản xuất nông sản hàng hoá, trang trại gia đình giảm dần về số

lượng, và tăng dần về quy mô ruộng đất. Số lượng trang trại của Nhật Bản năm 1995 là 3.640.000, trong đó có 2.830.000 trang trại sản xuất nông sản hàng hoá, chiếm gần 80%. Quy mô bình quân trang trại năm 1995 là 1,5 ha, trang trại lớn nhất không vượt quá 10 ha. Riêng đảo Hokkaido ở miền bắc nước Nhật, là vùng đất đồi, nên ruộng đất của các trang trại có từ 1 ha đến 30 ha, các trang trại ở đây có diện tích từ 10 ha đến 30 ha trở lên chiếm khoảng 40% tổng số trang trại. Đặc điểm nổi bật của trang trại ở Nhật Bản là quy mô trang trại nhỏ, chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí lao động cao, giá nông sản cao, không tạo được ưu thế cạnh tranh. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện cuộc cải cách rộng lớn về phương thức và quy mô sản xuất trong nông nghiệp, tạo ra những vùng chuyên canh về trồng trọt và thực hiện việc khuyến khích tích tụ đất để mở rộng diện tích các trang trại trồng trọt. Trong 10 năm lại đây, đất nông nghiệp Nhật Bản tiếp tục giảm do phát triển đô thị và phát triển của các ngành công nghiệp. Số lượng trang trại ngày một giảm, tuy nhiên số trang trại chuyên môn hoá trong trồng trọt lại tăng lên. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng mạnh mẽ cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng. Ngay từ thời gian đầu trong thiết kế chế tạo máy nông nghiệp đã có những sáng tạo độc đáo như máy tách hạt lúa, máy xay xát thóc gạo, máy làm đất cho trang trại nhỏ hẹp, các loại máy cấy và máy "gặt liên hợp". Đến nay, hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất của trang trại đã được cơ giới hoá, đảm bảo cơ giới liên hoàn đồng bộ các khâu sản xuất từ khai hoang, làm đất đến gieo cấy, bơm nước, trừ sâu, trừ cỏ, cắt gặt, đập tuốt, sấy thóc, xay xát, bảo quản vận chuyển. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng mạnh mẽ chính sách hỗ trợ như trợ giá, hỗ trợ trực tiếp cho kinh tế trang trại, khuyến khích tích tụ ruộng đất để tăng quy mô trang trại, phát triển những thành tựu công nghệ sinh học, phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyên môn hoá

(Trần Đức, 1995).

Mô hình trang trại của Nhật Bản là mô hình trang trại có tính thương mại rất cao. Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên công nghiệp hóa, hiện có khoảng 6 triệu người sống trên 1,6 triệu trang trại. Khoảng 1,8 triệu nông dân chi hơn 50%

thời gian của họ cho việc canh tác. Mặc dù các trang trại thương mại trung bình nhỏ hơn 5 ha, các hộ gia đình quản lý các trang trại nhỏ vẫn có thu nhập gần bằng các hộ gia đình phi nông nghiệp. Một phần nguồn thu nhập này là từ những hoạt động phi nông nghiệp; Tuy nhiên, các trang trại của Nhật Bản cũng được hưởng lợi từ giá đầu ra rất cao theo tiêu chuẩn toàn cầu. Mức giá cao này được duy trì bởi các rào cản nhập khẩu đối với những mặt hàng chính được sản xuất ở Nhật Bản như: gạo, thịt bò, các sản phẩm sữa và nguyên liệu chất ngọt như củ cải đường và mía. Trợ cấp của chính phủ cũng hỗ trợ thêm thu nhập cho các trang trại. Hơn một nửa số thu nhập từ trang trại của Nhật Bản là từ sự can thiệp của chính phủ. Một số lĩnh vực, chẳng hạn như các loại rau và hoa quả, cần sự hỗ trợ của chính phủ ít hơn vì hàng sản xuất trong nước tươi hơn và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và do đó hàng nhập khẩu khó có thể thay thế.

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Từ những năm 1960, hệ thống trang trại ở Thái Lan đã phát triển rất nhanh theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với thị trường thế giới. Có được sự thành công như vậy là do Thái Lan đã thực hiện một

số chính sách sau (Trần Đức, 1995):

- Khuyến khích liên kết trong sản xuất, áp dụng khoa học-công nghệ trong các trại chăn nuôi bò sữa. Chính phủ Thái Lan khuyến khích hình thành các trang trại chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính phủ hỗ trợ các trang trại liên kết với nhau thành lập các HTX chăn nuôi bò sữa, nông dân và chủ trang trại là thành viên, hoàn toàn tự nguyện tham gia HTX. HTX thực hiện các dịch vụ cung cấp thức ăn cho các trang trại, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 10 đến 15 năm, cử các cán bộ kỹ thuật tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại, chăm sóc bò sữa, hỗ trợ áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi và vắt sữa tiên tiến. HTX tổ chức thu mua toàn bộ sữa bò của nông dân ngang giá thị trường, cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do giá thức ăn cho bò sữa ở Thái Lan thấp, cùng với chính sách cho nông dân nuôi bò sữa và do sự liên kết và hỗ trợ của Chính phủ nên chi phí đầu vào sản xuất sữa thấp, đầu ra sản phẩm được bao tiêu với giá hợp lý nên việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

- Chính phủ xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập trung, phát triển mô hình trang trại sinh thái gắn với kinh tế du lịch.

Các tỉnh miền Đông Thái Lan rất thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, và trồng trọt. Với điều kiện đó, ở vùng này, Chính phủ quy hoạch các trang trại chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả lâu năm. Nơi đây có nhiều trang trại cây ăn quả rộng lớn, điển hình là trang trại Suphatra, cách Pattaya khoảng 20 km, với diện tích 160 ha, Suphatra là vựa trái cây lớn nhất trong khu vực. Các trang trại trồng cây ăn quả này được phát triển theo mô hình trang trại sinh thái, gắn với các tour du lịch của du khách trong và ngoài nước. Vùng miền Nam Thái Lan chủ yếu tập trung nuôi trồng thuỷ sản, với mô hình nuôi trồng công nghiệp theo quy mô lớn.

- Chính phủ hỗ trợ các trang trại hình thành các mô hình liên kết sản xuất mới. Hiện nay 4 tỉnh ở miền Tây Thái Lan là Nakornpathom, Ratchaburi, Karnchanaburi, Supanburi đang áp dụng mô hình liên kết sản xuất, với diện tích trồng rau là 32.500 ha của 2 ngàn nông hộ và trang trại, đã trồng 4 loại rau quả là măng tây, đậu bắp, bắp non và ớt được thị trường châu Âu chấp nhận. Các sản phẩm được phép bày bán trong các siêu thị hàng đầu ở Anh, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Pháp, Nhật là Mark&Spencer, Safeway, Tesco, Sainsbury’s, Albert Hein. Sự thành công bước đầu của 4 tỉnh miền Tây Thái Lan đang được các vùng chuyên canh rau quả khác ở Thái Lan ứng dụng triển khai.

Các trang trại ở vùng này đã liên kết chặt chẽ với nhau, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Trước hết, các chủ trang trại có diện tích gieo trồng lớn đã cùng hợp tác với nhau soạn thảo ra một kế hoạch sản xuất dựa theo tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường muốn xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật. Sau đó các chủ trang trại đề nghị chính quyền địa phương thay đổi một số chính sách hoặc bổ sung một số ưu đãi về vốn, đất đai và liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học nhờ cung cấp kỹ thuật, hỗ trợ, huấn luyện. Như vậy, mô hình này đi từ nhu cầu thực tế của người sản xuất rồi tác động phát sinh ra cơ chế hỗ trợ của chính quyền và trở thành khách hàng đề xuất đề tài cho các nhà khoa học.

sinh an toàn thực phẩm, tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Ví dụ, trong những năm 1990, Chính phủ đã khuyến khích các trang trại áp dụng các phương pháp nuôi tôm bền vững theo hướng đa canh. Đây là phương pháp canh tác truyền thống ở châu Á, nuôi trồng một số loài cùng nhau trên một diện tích nước, giúp hạn chế nguy cơ dịch bệnh và đối phó với điều kiện thị trường thay đổi. Bên cạnh đó, coi trọng xây dựng mô hình "trang trại hữu cơ", theo đó chủ trang trại phải cam kết sử dụng các loại hợp chất không độc hại, thay cho thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và kháng sinh, đồng thời giảm thức ăn làm từ cá .v.v., để tạo ra sản phẩm có chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)