Kết quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN

2.4.2 Kết quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Quảng Ngãi.

Chiến lược định hướng kinh doanh đúng hướng

Chi nhánh Ngân hàng Đông Á tại Quảng Ngãi đã nhất quán thực hiện chiến lược kinh doanh của Hội sởchính đưa ra và điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh và tình hình kinh tế xã hội tại Quảng Ngãi; Chi nhánh luôn duy trì được thị phần tín dụng 10% trong nhiều năm cùng với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm tín dụng phù hợp với nhiều nhóm khách hàng khác nhau; cơ cấu tín dụng đã được đều chỉnh theo hướng mục tiêu mà Chi nhánh đã đề ra là cân bằng giữa các ngành nghề từ đó đã góp phần phòng ngừa và hạn chế nợ xấu của Chi nhánh luôn ở mức thấp và an toàn.

Chính sách tín dụng linh hoạt

Chi nhánh đã đưa ra những chính sách tín dụng linh hoạt giúp cho nhiều doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm tín dụng. Trong đó có một số sản phẩm thế mạnh của Chi nhánh mà các chi nhánh của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa triển khai với chính sách lãi suất linh hoạt, điều

kiện vay vốn linh hoạt, thủ tục hồsơ vay đơn giản phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, trong đó ưu tiên nhóm khách hàng là cán bộ công nhân viên chức - những người có nguồn thu nhập ổn định.

Biện pháp bảo đảm tín dụng khoa học, chặt chẽ

Chi nhánh đã từng bước nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản, tăng cường công tác thẩm định tài sản theo giá trị thịtrường có tính đến những tác động của nền kinh tế, thịtrường bất động sản; phân công từng cán bộ cụ thểđể kiểm soát chặt chẽ khách hàng thuộc các ngành nghề có mức độ rủi ro cao như bất động sản, kinh doanh vận tải biển, nghề cá.

Điều tra phân loại khách hàng

Với sự hỗ trợ thông tin tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng và dữ liệu khách hàng của hệ thống Ngân hàng Đông Á tại Hội sở chính đã giúp cho Chi nhánh điều tra, phân loại khách hàng một cách khoa học, sàn lọc được nhiều chỉ tiêu quan trọng để chấm điểm tín dụng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộđã phát huy tác dụng giúp Chi nhánh phát hiện ngăn ngừa được nhiều khách hàng có tình hình tài chính và hồsơ vay vốn không đảm bảo.

Tập trung cho vay ngắn hạn và trung hơn cho vay dài hạn

Đểđảm bảo an toàn tín dụng, Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung hạn cao hơn rất nhiều so với cho vay dài hạn. Vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa đảm bảo đúng định hướng của Hội sởchính hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân.

Bảng 2.10 Cơ cấu nợ theo thời hạn vay của Chi nhánh Ngân hàng TMCP

Đông Á tại Quảng Ngãi

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ số 2010 2011 2012 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Tr đ % Tr đ % Tr đ % Tổng dư nợ cho vay 298.923 331.145 352.236 385.154 32.222 10,8 21.091 6,4 32.918 9,3 Ngắn hạn 145.157 164.115 171.433 191.845 18.958 13,1 7.318 4,5 20.412 11,9 Trung hạn 152.341 165.785 179.647 192.262 13.444 8,8 13.862 8,4 12.615 7,0 Dài hạn 1.425 1.245 1.156 1.047 -180 -12,6 -89 -7,1 -109 -9,4

Nguồn: [Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy tỷ lệ giữa cho vay ngắn hạn và trung hạn luôn tăng và tỷ lệ cho vay dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm chứng tỏChi nhánh đã thực hiện đúng định hướng của cấp trên và hoạt động có hiệu quả góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thực hiện tốt các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng

Hầu hết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh đều là những khoản nợ tồn đọng trong những năm trước, trong thời gian đầu hoạt động tại Quảng Ngãi, Chi nhánh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý dứt điểm dẫn đến kéo dài. Hiện nay bằng các biện pháp nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ trẻnăng động, Chi nhánh đã từng bước và quyết tâm xử lý rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi: Chi nhánh đã phân công cho từng cán bộ tín dụng cụ thểđã bám sát các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất của hộgia đình có nợ xấu, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, cố vấn cho khách hàng tìm biện pháp đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa và vốn lưu động, khuyến khích khách hàng đổi mới trang thiết bị sản xuất, tạo mọi điều kiện giúp đỡđể khách hàng giải phóng hàng hóa, sản phẩm nhanh để thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng.

Đối với các khoản nợ có dấu hiệu khó đòi: Chi nhánh cử nhân viên kiểm soát khách hàng, tìm biện pháp xiết nợ, tận dụng nguồn thu để bù đắp tổn thất. Ngoài ra Chi nhánh còn thực hiện khởi kiện nhiều khách hàng đến tòa án nhân dân các cấp, tuy nhiên quá trình khởi kiện thường kéo dài nên hiệu quả thấp.

Đối với các khoản nợ không có khảnăng thu hồi do nguyên nhân khách quan và của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản. Chi nhánh sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập để xóa nợđể tập trung xử lý các khoản nợ khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những cơ sở lý luận ởchương 1 tác giảđã phân tích thực trạng phòng ngừa và rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Thông qua phân tích tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam, của tỉnh Quảng Ngãi và đặc điểm môi trường kinh doanh của Chi nhánh, phân tích các yếu tố về khách hàng bằng những số liệu, chỉ số cụ thể cho thấy rủi ro tín dụng của Chi nhánh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh thì cần những biện pháp, giải

pháp cụ thểcăn cứ tình hình kinh tế xã hội, tình hình của khách hàng và tình hình tổ chức hoạt động của Chi nhánh. Những giải pháp quản trị tác giảđề xuất trong chương tiếp theo sẽ góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 54 - 58)