Những nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN

2.4.1.2 Những nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách sử dụng vốn sai mục đích

Trong quá trình xét duyệt hồsơ vay nhân viên tín dụng đều xem xét cụ thể các phương án kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên cũng có những khách hàng cố tình vi phạm quy định của chi nhánh, vi phạm hợp đồng tín dụng, dùng nguồn vốn cho vay để sử dụng cho mục đích khác làm phá vỡcơ cấu nợ vay giữa các lĩnh vực ngành nghề, dẫn đến sai lệch mục đích, chiến lược phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh; tỷ lệ giữa các ngành nghềkhông được đảm bảo.

Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích tại

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á tại Quảng Ngãi

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ cho vay 298.923 331.145 352.236 385.154

- Nợ xấu 7.593 8.378 9.193 10.977

+ Sử dụng vốn sai mục đích 623 628 883 867

+ Tỷ lệ / Nợ xấu 8,2 7,5 9,6 7,9

Nguồn: [Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á

tại Quảng Ngãi các năm 2010 - 2013]

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích trong tổng nợ xấu của chi nhánh là tương đối thấp, không có biến động lớn trong những năm gần đây.

Tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích một phần do cơ cấu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá cao trong cơ cấu nợ, do đó doanh nghiệp phải vay nợ nhiều ngân hàng, dùng nợngân hàng này để trả nợ ngân hàng kia chứ không phải phục vụ mục đích đã đề ra trong hồsơ vay.

Đối với các hộ kinh doanh cá thểthường vốn ít, trong lúc thiếu vốn cần tiền gấp thì cung cấp mục đích khác đểđược vay, khi vay tiền xong thì sử dụng mục đích khác dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề kiểm soát vốn được sử dụng đúng mục đích.

Khách hàng gặp khó khăn về tài chính

Hầu hết các khách hàng của Chi nhánh ngân hàng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể; doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động không chuyên nghiệp nên tình hình tài chính không được quản trị một cách khoa học, chỉ quản lý theo kinh nghiệm là chủ yếu. Ngoài ra trong giai đoạn kinh tếkhó khăn, niềm tin thịtrường giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, sản xuất đình trệnên thường không có thưởng, chậm lương. Các chi phí thiết yếu cho đời sống tăng lên liên tục dẫn đến những khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể của chi nhánh gặp khó khăn về tài chính dẫn đến nợ quá hạn, nợ không có khả năng trả làm phát sinh một tỷ lệ không nhỏ nợ xấu cho Chi nhánh.

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến khách hàng của Chi nhánh gặp khó khăn về tài chính trong những năm gần đây có phần từ việc khách hàng cá nhân dính

đến các hình thức kinh doanh đa cấp, có vay tiền từ các tổ chức cho vay nặng lãi.

Bảng 2.8 Tình hình nợ xấu do khách hàng gặp khó khăn về tài chính tại

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á tại Quảng Ngãi

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 2013

Tổng dư nợ cho vay 298.923 331.145 352.236 385.154

- Nợ xấu 7.593 8.378 9.193 10.977

+ Khách hàng khó khăn về tài

chính 774 796 883 977

+ Tỷ lệ / Nợ xấu 10,2 9,5 9,6 8,9

Nguồn: [Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á tại Quảng Ngãi các năm 2010 - 2013]

Bảng tổng hợp tình hình nợ xấu do khách hàng gặp khó khăn về tài chính ở trên cho thấy tỷ lệ khách hàng gặp khó khăn về tài chính chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu của chi nhánh.

Khả năng quản lý điều hành yếu kém dẫn đến kinh doanh thua lỗ

Do hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏđều phát triển từ kinh tế hộgia đình, manh múng, nhỏ lẻnên đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu làm theo kinh nghiệm, không có áp dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp hiện đại nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không cao, hầu hết các doanh nghiệp không thích ứng được với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu và những thay đổi về cơ chế chính sách của nhà nước trong giai đoạn hy sinh tăng trưởng, đảm bảo phát triển bền vững.

Trong giai đoạn phát triển nóng, nhiều doanh nghiệp phát triển quy mô chưa chú trọng đến công tác quản trị doanh nghiệp, khi gặp kinh tếkhó khăn nhiều bộ máy lãnh đạo các doanh nghiệp gần như không có khảnăng thích ứng dẫn đến những quyết định sai lầm làm doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản.

Chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh và dịch vụđều tăng như giá xăng, giá điện, giá cả các mặt hàng thiết yếu đã tác động tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm bào mòn lợi nhuận và khảnăng trả nợ của khách hàng.

Đối với hộ kinh doanh cá thể do thói quen làm ăn nhỏ lẻ, không có công cụ quản lý tài chính hiện đại mà chỉ sử dụng kinh nghiệm dẫn đến thất thoát, mất kiểm soát thu chi dẫn đến mất khảnăng trả nợ cho ngân hàng.

nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á tại Quảng Ngãi

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 2013

Tổng dư nợ cho vay 298.923 331.145 352.236 385.154

- Nợ xấu 7.593 8.378 9.193 10.977

+ Khách hàng kinh doanh thua lỗ 5892 6661 7033 8321

+ Tỷ lệ / Nợ xấu 77,6 79,5 76,5 75,8

Nguồn: [Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á

tại Quảng Ngãi các năm 2010 - 2013]

Qua bảng tổng hợp tình hình nợ xấu do khách hàng kinh doanh thua lỗ có thể thấy đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rủi ro tín dụng cho Chi nhánh. Việc khách hàng kinh doanh thu lỗ còn do một phần nguyên nhân từ quy trình cấp tín dụng và kiểm duyệt của Chi nhánh.

Khách hàng cố tình lừa đảo, bỏ trốn.

Do đặc điểm dân cư của tỉnh Quảng Ngãi là thường người dân đi làm ăn ở nhiều thành phố lớn nên có nhiều trường hợp khách hàng vay vốn tại địa phương để làm ăn ở xa, khi kinh doanh gặp khó khăn bỏ trốn không trở vềđịa phương để trả nợ ngân hàng. Nhiều trường hợp cố tình sử dụng giấy tờ giảđể lừa đảo ngân hàng. Một số trường hợp nhờngười thân, gia đình cho mượn giấy tờ vay vốn đểđáo hạn ngân hàng khác rồi không còn khảnăng trả nợ bỏ trốn khỏi địa phương.

Một sốkhách hàng do điều kiện ở xa, bận công việc không đến trực tiếp giao dịch và thông qua những người môi giới, một sốtrường hợp người môi giới khi có trong tay hồsơ của khách hàng nhờ thì lại làm giả hồsơ để lừa đảo ngân hàng.

Mỗi năm từ2010 đến 2013 Chi nhánh đều phát hiện 1 đến 2 trường hợp lừa đảo thông qua làm giả hồsơ giấy tờ. Một vài trường hợp khách hàng Chi nhánh đang mất liên lạc chưa có kết luận cụ thể. Khách hàng lừa đảo chủ yếu là khách hàng cá nhân, chưa phát hiện trường hợp nào là khách hàng thể nhân.

Khách hàng bị đối tác lừa đảo, chiếm đoạt dẫn đến mất vốn, không còn khả năng trả nợ

Hiện trên địa bàn tỉnh nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản, lâm sản thô sang các nước láng giềng như Đài Loan, Trung Quốc và Châu Phi hầu hết làm ăn thuận lợi nhưng cũng có nhiều khách hàng của Chi nhánh bịđối tác nước ngoài lừa đảo dẫn đến mất vốn, không còn khảnăng trả nợ cho Chi nhánh. Hầu hết các doanh

nghiệp tham gia xuất nhập khẩu chưa quan tâm đến bảo hiểm tín dụng thương mại, không có thông tin pháp lý đầu đủ về đối tác nên thường gặp rủi ro từphía đối tác nước ngoài.

Khách hàng bị sự cố bất khả kháng

Một số khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh bị các doanh nghiệp khác khởi kiện dẫn đến phá sản nên không còn khảnăng trả nợ. Có nhiều doanh nghiệp cùng một lúc là bịđơn của nhiều ngân hàng nên việc xử lý nợ kéo dài, phức tạp.

Trong năm 2012 có 2 khách hàng, năm 2013 có 3 khách hànglà ngư dân bị nước ngoài bắt, tịch thu, phá hủy ngư lưới cụ, tàu thuyền nên không còn khảnăng trả nợ cho Chi nhánh.

Đối với khách hàng cá nhân, một sốtrường hợp khách hàng bị bắt giam vì vi phạm pháp luật; một số khách hàng bị tai nạn; vợ chồng ly dị, đang trong giai đoạn ly thân; khách hàng đang có tranh chấp quyền thừa kế tài sản nên không đồng thuận trong việc thanh toán nợ cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)