Những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng khác

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 73 - 88)

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

3.2.3Những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng khác

Bán nợ cho VAMC

Đối với những khoản nợ xấu không có khảnăng thu hồi vốn Chi nhánh nên đề xuất với Hội sở chính bán nợ cho VAMC để tập trung xử lý các khoản nợ xấu khác còn khảnăng thu hồi vốn.

Bán nợ xấu cho VAMC sẽ làm giảm áp lực nợ xấu của Chi nhánh trong ngắn hạn để giúp Chi nhánh tập trung vào chiến lược kinh doanh, tập trung cho tăng trưởng tín dụng, phát triển các sản phẩm tín dụng mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi.

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn vềnghĩa vụ trả nợ do tình hình kinh tế khó khăn thì Chi nhánh cần kiến nghị với Hội sở chính chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại và khôi phục sản xuất kinh doanh; chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và chuyển vị thế của Chi nhánh từđang là chủ nợ thành cổđông lớn, cổđông nắm đa số cổ phần nếu đánh giá được khảnăng khôi phục sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp sau khi tái cấu trúc.

Đểđảm bảo nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiệu

quả thì Chi nhánh cần tư vấn, hỗ trợđể doanh nghiệp, người dân sử dụng các công nghệ hiện đại, Chi nhánh có thể tham gia trực tiếp và các khâu sau thu hoạch, bảo quản, kho bãi. Đối với hoạt động kinh tế biển, Chi nhánh cần tư vấn hoặc tham gia trực tiếp vào khâu hậu cần, chế biến, tiêu thụ thủy hải sản đối với những khách hàng của mình.

Hỗ trợ tín dụng theo chuỗi sản xuất kinh doanh

Chi nhánh sẽđóng vai trò trung tâm trong việc thực hiện một chu trình tín dụng khép kín dành cho các doanh nghiệp tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu cung ứng nguyên liệu đến khâu phân phối sản phẩm. Trong đó doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đóng vai trò trung gian giữa ngân hàng với các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu và doanh nghiệp phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ký các thỏa thuận đảm bảo các khoản vay mà ngân hàng cho vay với các doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp phân phối, đổi lại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽđược hưởng các chính sách ưu đãi của ngân hàng [11].

Chu trình này sẽ góp phần khơi thông nguồn vốn từngân hàng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn nhờvào quy mô, uy tín, trình độ quản lý và khảnăng kiểm soát của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; vừa góp phần đảm bảo tính luân chuyển kịp thời của hàng hóa và đảm bảo cho chu trình kinh doanh của các khách hàng được kịp thời và hiệu quả.

Chi nhánh cam kết cung ứng vốn cho tất cả các bên tham gia vào mô hình sẽ giúp giải quyết những khó khăn về vốn cho tất cả các bên trong giai đoạn thịtrường chưa khởi sắc, niềm tin thịtrường giảm sút. Dòng tiền tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chu trình của các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất kinh doanh sẽđược công khai, minh bạch thông qua tài khoản ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau và luôn đảm bảo nguồn vốn được đầu tư đúng mục đích, hiệu quả.

Tham gia vào chu trình tín dụng này sẽ giúp Chi nhánh tìm kiếm và phát triển kênh đầu ra hiệu quả cho nguồn vốn đang dư thừa; làm gia tăng giá trị dịch vụ và hạn chế rủi ro tín dụng: Khi cho vay Chi nhánh sẽ yêu cầu doanh nghiệp chuyển doanh thu về Ngân hàng từđó sẽcó cơ sởđánh giá xu hướng vận động, vòng quay vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và có biện pháp

xử lý khi dòng tiền của doanh nghiệp có chiều hướng giảm, phát sinh rủi ro. Ngoài ra, Chi nhánh còn khai thác được phần doanh thu của doanh nghiệp trên tài khoản thanh toán do chi phí trả lãi thấp hơn chi phí lãi huy động có kỳ hạn, khai thác hiệu quả từ bán chéo các sản phẩm, dịch vụ.

Thực hiện chính sách ưu tiên cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và ngư nghiệp

Với trên 75% dân số tỉnh Quảng Ngãi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản, thực phẩm nên đang cần nguồn vốn rất lớn từ phía các ngân hàng thương mại. Vì vậy, Chi nhánh cần có chính sách ưu tiên cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa lĩnh vực ngành nghề cho vay để phân tán rủi ro tín dụng. Lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những mục tiêu trọng điểm của Chính phủ nên khi cho vay đối với lĩnh vực này Chi nhánh sẽđược hưởng một sốưu đãi, nhiều khoản vay có thểđược ngân hàng nhà nước bảo lãnh nên an toàn hơn các lĩnh vực kinh doanh khác.

Theo kế hoạch triển khai Nghịđịnh 67 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020, Quảng Ngãi sẽ thực hiện 10-12 dựán đầu tư kết cấu hạ tầng nghề cá (khu neo trú tàu thuyền, cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung) có tính chất cấp bách, đột phá phát triển thủy sản trong thời gian tới theo hướng bền vững [6]. Vì vậy nhu cầu vốn cho các dự án này rất lớn nên Chi nhánh Ngân hàng Đông Á với kinh nghiệm cho vay phát triển nghề cá tại Quảng Ngãi nhiều năm cần tung ra các sản phẩm tín dụng mới cho lĩnh vực ưu tiên này.

Tăng cường điều tra thị trường, xu hướng kinh doanh, xu hướng tiêu dùng của khách hàng

Như các đánh giá ởchương 2, do thông tin tín dụng hiện chưa đầy đủ, chưa đủ độsâu để nghiên cứu theo các mô hình định lượng của nước ngoài nên việc điều tra thị trường, xu hướng kinh doanh, xu hướng tiêu dùng của khách hàng tiềm năng của Chi nhánh là một trong những biện pháp đểđưa ra những sản phẩm tín dụng đột phá, phù hợp với xu hướng thịtrường và làm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của các khu kinh tế, sự tham gia đầu tư của các công ty nước ngoài thì ở Quảng Ngãi có sự dịch chuyển lao động

trình độ cao từ các tỉnh thành phía Nam về Quảng Ngãi phục vụ các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hóa dầu. Đây là một trong những nguồn khách hàng có nhu cầu tín dụng rất cao để mua bất động sản, tiêu dùng. Vì vậy, theo tác giả Chi nhánh cần có những cuộc điều tra để kịp thời đưa ra những gói tín dụng phù hợp cho những khách hàng này. Rủi ro đối với khách hàng có trình độ cao, thu nhập ổn định sẽ thấp hơn các nhóm khách hàng khác.

Tăng nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng, cắt giảm chi phí

Đểtăng nguồn thu cho Chi nhánh để bù đắp cho phần chi trích lập dự phòng, duy trì sự phát triển bền vững của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì Chi nhánh cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụnhư thu hộ, chi hộ, hướng dịch vụ thu hộ, chi hộđến các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở các khu kinh tế; mở rộng các dịch vụ qua thẻ ATM. Nên triển khai các cây ATM ở các trung tâm xã có dân cư phân bốđông để phục vụ được nhiều khách hàng; không cần thiết phải bố trí nhiều cây ATM ở trung tâm các huyện vì ở mỗi trung tâm hiệu điều có các ngân hàng nhà nước mạng đặt cây ATM. Tăng cường máy POS tại các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn lớn trong tỉnh. Thu hút khách hàng sử dụng các tiện ích ngân hàng hiện đại qua Internet Banking, Mobile Banking với nhiều tiện ích hơn, thủ tục đăng ký thuận tiện, nhanh gọn hơn.

Để cắt giảm chi phí thì Chi nhánh cần xem xét quy trình vận hành các máy móc để giảm chi phí bảo trì, điện như có thể lắp các cảm ứng để tắt điện, máy lạnh ở các cây ATM một cách tựđộng theo giờ phù hợp với tình hình thời tiết theo mùa. Quản trị các chi phí quảng cáo, tiếp thị, không thực hiện quảng bá thương hiệu dàn trải không hướng đến khách hàng mục tiêu để tránh lãng phí, không hiệu quả. Ngoài ra, cần có phương án bảo vệ tài sản của Chi nhánh trong mùa bảo lũ để tránh thiệt hại.

3.3Kiến nghị với các cơ quan Trung ương

Lựa chọn mô hình giám sát và hoàn thiện cơ chế giám sát đối với tổ chức tín dụng

Căn cứ vào mức độ phát triển của thịtrường tài chính Việt Nam cho thấy chúng ta đang ởgiai đoạn đầu phát triển nên cần lụa chọn mô hình giám sát theo định chế hoặc giám sát theo chức năng. Trách nhiệm giám sát trước hết vẫn thuộc về NHNN để

kịp thời điều chỉnh nhằm hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

Việc lựa chọn mô hình giám sát phải đảm bảo mục tiêu giám sát an toàn vĩ mô, tập trung vào hệ thống tài chính ngân hàng với tư cách là một cấu thành quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Nhiệm vụ của các cơ quan giám sát là phải hành động kịp thời để phát hiện những rủi ro mang tính hệ thống, đưa ra được những cảnh báo sớm.

Xây dựng CSDL quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, tài chính, thông tin kinh tế và quản trị thông tin

Các cơ sở dữ liệu này gắn kết chặt chẽ với nhau sẽ giúp cho các nhà quản lý vĩ mô từNgân hàng nhà nước đến các TCTD có thể nắm bắt được thông tin đa chiều, chính xác từđó hạn chế những thông tin bất cân xứng. Thông tin từ các CSDL này làm cơ sở cho các dự báo về tình hoạt động của từng vùng miền, từng địa phương, từng ngành nghề từđó giúp các TCTD đưa ra những chính sách tín dụng hợp lý cho từng khu vực, nhóm khách hàng.

Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại chỉ tập trung vào ngân hàng lõi chủ yếu quan tâm đến các giao dịch, tác nghiệp ngân hàng mà chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động quản trị thông tin. Vì vậy, NHNN cần phải ban hành lộ trình, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để tập hợp, sắp xếp, chỉnh sửa các thông tin từ các ngân hàng, TCTD thành một hệ thống dữ liệu tập trung thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng để làm chủcác thông tin đó.

Đểhình thành được các CSDL quốc gia thì việc chuẩn hóa các dữ liệu cơ bản về nhân khẩu, địa chỉ, mã số thuế phải thực hiện trước và thống nhất trong tất cả các bộ ngành, từTrung ương đến địa phương đến từng đối tượng quản lý cụ thể. Để các CSDL quốc gia hoạt động hiệu quảthì cũng cần có phương pháp cập nhật thông tin phù hợp vì rất nhiều thông tin có sự biến động hằng ngày theo chiều hướng vận động của xã hội. Nếu hình thành CSDL mà không cập nhật thì các CSDL đó không thể phục vụ tốt nhu cầu thông tin của các Bộ, Ngành, trong đó có ngành ngân hàng và các TCTD có nhu cầu tham khảo thông tin khách hàng trước khi quyết định cho vay để hạn chếđược rủi ro tín dụng.

Từ những CSDL dữ liệu quốc gia riêng rẻ tiến đến hình thành một CSDL quốc gia tích hợp, thống nhất để kiểm soát được tất cảcác thông tin đầu vào và đầu ra của

toàn xã hội. Từ việc kiểm soát thông tin của xã hội, cơ quan quản lý có thể kiểm soát tốt tài sản, nguồn vốn của toàn xã hội; thông tin của toàn ngành sẽđược minh bạch, rõ ràng; hạn chế được nhiều rủi ro do việc thiếu thông tin, thông tin không chính xác. Một hệ thống thông tin điện tử hiện đại sẽ làm việc thay cán bộ trực tiếp, ví dụ khi có một giao dịch tài chính liên quan đến một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thì sẽđược cập nhật vào các CSDL liên quan đến các cá nhân, tổ chức đó một cách tựđộng, chính xác. Các CSDL quốc gia sẽ giúp điện tử hóa các thủ tục hành chính như đăng ký kinh doanh, công chứng tiến tới hình thành chính phủđiện tử.

Tiếp tục thực hiện các chính sách về tài chính, tiền tệ linh hoạt

Tiếp tục thực hiện chính sách không đánh thuế tiền gửi ngân hàng vì với lãi tiền gửi ngân hàng, hiện nay không thu thuế thu nhập cá nhân để khuyến khích mọi người dân tiết kiệm chi tiêu, dành tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn lực to lớn phục vụ sựđầu tư phát triển của đất nước. Do vậy, đây là khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân và nhà nước cần duy trì chính sách này.

Nghiên cứu dỡ bỏ trần lãi suất, trần tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với NHTM mà thông qua sử dụng các công cụ gián tiếp để can thiệp phù hợp với quan hệ cung - cầu của thịtrường; tách bạch chính sách tín dụng theo định hướng của Nhà nước với chính sách tín dụng thương mại.

Cân nhắc giữa việc chọn lựa phát triển nhanh trở lại hay chọn việc hy sinh tăng trưởng đểđảm bảo phát triển bền vững của nền kinh tế thông qua các phân tích, đánh giá thận trọng và khoa học của các cơ quan tham mưu cho Chính phủ. Theo tác giả luận văn, đã đến lúc Chính phủ nên cân nhắc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệđể thúc đẩy tăng trưởng cao của nền kinh tế trở lại để khai thông dòng chảy tiền tệ, khai thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm và kích thích nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới với một thể trạng mới.

Áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả quản trị thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia hiện nay hoạt động tương đối hiệu quả nhưng chưa thể đáp ứng được tất cả thông tin mà các TCTD cần, đặc biệt là những thông tin, công cụ mang tính dựbáo để các ngân hàng có quyết định khách hàng cho vay hay không. Đểcó được những công cụ này trung tâm thông tin tín dụng phải phụ thuộc và liên kết với nhiều CSDL khác của các bộ, ngành khác. Vì vậy, Chi nhánh cần

phải có chiến lược đầu tư về trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến và nhân sự và có quy trình cung cấp dữ liệu, sàn lọc, chuẩn hóa dữ liệu thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng tránh trường hợp một khách hàng có nhiều thông tin không thống nhất nhau dẫn đến không liên kết, kiểm soát được.

Trung tâm thông tin tín dụng cũng cần phải có những giải pháp công nghệđể đảm bảo tích hợp nhanh chóng dữ liệu từ các TCTD để cập nhật tình trạng thông tin tín dụng của khách hàng nhanh nhất. Cập nhật được những biến động về tình hình tài chính của khách hàng giúp các TCTD giảm thiểu được rủi ro trong quá trình ra quyết định cho vay.

Trung tâm thông tin tín dụng cần chủđộng sử dụng nguồn kinh phí của mình để tiến hành thu thập nhiều nguồn tin khác nhau để có thể kiểm chứng đối soát với nguồn tin mặc định đểđảm bảo thông tin trên hệ thống là khách quan nhất, chính xác nhất, khoa học nhất.

Hiện nay thông tin tín dụng chủ yếu trên hệ thống là khách hàng cá nhân, vì vậy cần tập trung thu thập, tổ chức sắp xếp, chuẩn hóa thông tin khách hàng doanh nghiệp; cần có công nghệ và dữ liệu đầy đủđể phân tích mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với cá nhân trên hệ thống.

NHNN cũng cần có những biện pháp mạnh mẽ để yêu cầu các TCTD nước

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 73 - 88)