Những nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN

2.4.1.3 Những nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chưa đáp ứng được đầy đủ các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel II

Do quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị rủi ro của Chi nhánh phụ thuộc vào Hội sở chính nên lộ trình thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực Basel II chỉđạt được kết quả khiêm tốn. Hầu hết các nguyên tắc chỉđược đáp ứng 1 phần nên đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Quy trình tín quy trình tín dụng chưa chặt chẽ

Cán bộ tín dụng thực hiện tất cảcác bước chủ yếu trong quá trình cho vay như từhướng dẫn và quản lý khách hàng, phân tích tín dụng và đề xuất cho vay, giải ngân, đến thu nợ. Việc trao cho cán bộ tín dụng quá nhiều quyền dẫn đến sai sót do nhận định chủ quan, sai sót do trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng; và lâu dài là cơ hội để cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp lợi dụng để trục lợi, làm rủi ro tín dụng tăng cao.

Hệ thống ngân hàng Đông Á cũng như các chi nhánh không được trang bị sổ tay tín dụng như nhiều ngân hàng khác đã trang bị. Vì vậy quy trình tín dụng của ngân hàng là chưa thật sự chặt chẽ, khoa học và không có chuẩn mực thống nhất từ trên

xuống dưới trong toàn hệ thống. Điều này dẫn đến mỗi chi nhánh, mỗi phòng giao dịch thực hiện quy trình tín dụng đôi khi không thống nhất. Không có chuẩn mực nào đểđánh giá, chấm điểm kết quả công việc của nhân viên tín dụng.

Với địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư trải rộng trên toàn tỉnh trong khi nhân sự của chi nhánh hạn chế nên khảnăng bao quát của nhân viên tín dụng hạn chế, việc giám sát sau vay vốn gặp nhiều khó khăn, chưa theo sát các hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có vay vốn tại chi nhánh nên việc kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích; hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả không; khả năng trả nợ của khách hàng … còn nhiều bất cập chưa giải quyết triệt đểđược.

Chiến lược marketing và tiếp cận khách hàng chưa hiệu quả

Chi nhánh Ngân hàng Đông Á chưa khai thác và áp dụng những ưu thế của hoạt động marketing về phân khúc thịtrường, phân khúc khách hàng, chiến lược khách hàng, kênh phân phối,…. phục vụ công tác tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Hình ảnh thương hiệu Đông Á tại Quảng Ngãi chưa có sự khác biệt rõ nét so với các Chi nhánh ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn. Chi nhánh thường tham gia tài trợ quá nhiều chương trình dẫn đến hình ảnh thương hiệu bị pha loãng; cách thức tài trợ, quảng cáo gần như tương đồng với các ngân hàng khác.

Trong nhiều chương trình quảng cáo, quảng bá thương hiệu của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh vì nhiều lý do khác nhau mà dấu hiệu nhận biết thương hiệu của Đông Á không được thể hiện đầy đủ dẫn đến thương hiệu Đông Á chưa thực sự ghi dấu ấn đối với các đối tượng khách hàng tiềm năng, chưa đọng lại nhiều trong khách hàng hiện tại để giúp họ trung thành với ngân hàng.

Hoạt động marketing của Chi nhánh trên địa bàn Quảng Ngãi chưa đạt hiệu quả cao và làm phát sinh chi phí nhiều hơn và góp phần tăng rủi ro tín dụng của chi nhánh và cần có các biện pháp cải tiến, khắc phục.

Sản phẩm tín dụng chưa đột phá

Sản phẩm tín dụng chủ yếu là truyền thống, chất lượng chưa cao, tính cạnh tranh còn hạn chế. Tính ổn định và thống nhất của mỗi sản phẩm chưa cao, cùng một sản phẩm nhưng giữa chi nhánh với các phòng giao dịch triển khai khác nhau. Ví dụ nhóm sản phẩm tín dụng cùng một nội dung nhưng cách xử lý nghiệp vụkhông đồng

nhất… Nhìn chung so với các đối thủ cạnh tranh khác đang hoạt động trên địa bàn thì sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Đông Á chưa tạo được ưu thế trong cạnh tranh.

Nhiều sản phẩm tín dụng của chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, để duy trì thị phần thì Chi nhánh bắt buộc phải tập trung vào một số sản phẩm chiến lược này nên không thể tung ra sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng lựa chọn.

Một số sản phẩm mới có tính đột phá thì ngay lập tức bịcác ngân hàng đưa ra sản phẩm tương tự với chính sách ưu đãi hơn, lôi kéo, thu hút khách hàng của Chi nhánh.

Thông tin khách hàng chưa đầy đủ, khách quan.

Vì không có một có một cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, dân cư nên rất khó khăn đểngân hàng có được thông tin đầy đủ chính xác về khách hàng của mình. Hầu hết thông tin ngân hàng có được đều rất phân tán, không tập trung và không theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế nào. Có những trường hợp tổng công ty không thể cung cấp thông tin đầy đủ về các công ty thành viên của mình, một tổ chức không có những thông tin cơ bản và cần thiết về các nhân viên do mình quản lý… dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn thông tin về khách hàng.

Do chưa có cơ chế chia sẻ thông tin hiệu quảnên chưa hình thành được một cơ sở dữ liệu dùng chung, nhiều thông tin về khách hàng hiện có tại các cơ quan thuế, hải quan, các sở ban ngành nhưng ngân hàng không được quyền tiếp cận, tham khảo. Đồng thời do các vấn đề về công nghệ, cơ sở hạ tầng nên việc trích xuất dữ liệu thông tin cần thiết còn hạn chế.

Vì nguồn dữ liệu về khách hàng phân tán nhiều nơi, công nghệ quản lý, cách thức quản lý khác nhau, có nhiều trường hợp thông tin khách hàng ở mỗi cơ quan quản lý lại khác nhau, có sai lệch nên việc cập nhật và thống nhất các tiêu chí quản trị thông tin gặp nhiều khó khăn và khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Trong quá trình nhập liệu vào hệ thống dữ liệu chung nhân viên Chi nhánh còn mắc nhiều sai sót chủ quan như sai họđệm, số chứng minh nhân dân, ngày sinh … dẫn đến thông tin của nhiều khách hàng không đạt yêu cầu để tổng hợp, thống kê và quản trị.

Chi nhánh hiện chưa có cán bộ biết phân tích thông tin khách hàng từ bằng các công cụ phần mềm chuyên dụng; chưa khai thác hiệu quả nguồn thông tin có sẵn trong

toàn hệ thống do còn vướng vềtrình độ sử dụng, công nghệchưa đồng bộ với Hội sở chính; chưa áp dụng được công nghệ phân tích dữ liệu lớn nên khảnăng đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng ở Chi nhánh còn rất nhiều hạn chế.

Do hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp mới thành lập, khách hàng cá nhân là khách hàng mới nên thông tin vềkhách hàng chưa đủ lớn theo thời gian đểphân tích, đánh giá, xếp hạng tín dụng dẫn đến khó khăn trong công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ, dẫn đến khó đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng.

Chất lượng đội ngũ chưa cao

Khi tuyển dụng nhân sựChi nhánh Ngân hàng chưa coi trọng đúng mực công tác tuyển dụng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Sự phát triển quá nóng trong gian đoạn trước 2010 của toàn hệ thống ngân hàng yêu cầu một lực lượng nhân lực đểđáp ứng nhưng sự phát triển nóng đó lại diễn ra trong điều kiện thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện tượng tranh giành nguồn nhân lực giữa các ngân hàng càng dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng và chất lượng đội ngũ chưa cao. Cũng giống như nhiều ngân hàng khác trên địa bàn, Chi nhánh đã tuyển dụng nhiều nhân sự mới đểđáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực nhưng chất lượng đội ngũ chưa được như mong đợi.

Chất lượng đội ngũ chưa cao có phần nguyên nhân từ chính sách tiền lương, thưởng, các đãi ngộ khác của Chi nhánh không đáp ứng được yêu cầu của những nhân sự chất lượng cao. Ngoài ra, có thể do những mối quan hệ mà có những nhân viên ngân hàng cũng chưa đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng một cách dễ dàng.

Trong quá trình sử dụng nhân sự những năm gần đây do trong quá trình tín dụng tăng trưởng chậm bắt buộc Chi nhánh phải thực hiện các giải pháp duy trì thị phần, giao chỉ tiêu cho nhân viên tạo ra nhiều áp lực nhưng lại chưa quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo lại chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp sau khi đã tuyển dụng.

Hầu hết các cán bộ nhân viên của Chi nhánh đều còn trẻvà được đào tạo chủ yếu là lý thuyết và tập trung về các nghiệp vụ ngân hàng từcác cơ sở giáo dục đại học nên rất thiếu những kiến thức về ngành nghề khác của khách hàng đang hoạt động, kỹ năng tiếp cận thu hút khách hàng còn hạn chếnên công tác tư vấn, hỗ trợ khách hàng còn nhiều lúng túng.

trách nhiệm cá nhân đối với từng hồsơ vay làm nhiều nhân viên mất tự tin, bịcăng thẳng quá mức dẫn đến hiệu quả, năng suất làm việc của các cán bộ không cao đặc biệt là những ở những cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến những sơ suất bình thường trong quá trình tác nghiệp cho vay.

Còn có những sơ suất trong quản lý nhân sự vì cán bộ quản lý của ngân hàng chủ yếu được đề bạt qua hoạt động chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý, không phát hiện được hoặc vì tình cảm cá nhân hoặc do các mối quan hệ xã hội khác mà bỏ qua với những hành vi vi phạm nghề nghiệp của cấp dưới, hoặc xử lý không nghiêm minh, triệt để.

Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực vùng và cảnước nên đối tượng khách hàng ít, ngành nghề kinh doanh chưa phong phú nên kinh nghiệm trong việc tiếp xúc, tiếp cận với khách hàng của ngân viên tín dụng của Chi nhánh chưađược nhiều, việc tích lũy kinh nghiệm của cán bộ nhân viên chi nhánh còn ít.

Kinh tế Quảng Ngãi đang trong giai đoạn phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại với nhiều ngành nghề mới, đối với cán bộlãnh đạo và nhân viên chi nhánh có nhiều ngành nghề mới tiếp cận, không am hiểu sâu nên rất khó khăn trong khâu tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn vay cũng như trong quá trình thực hiện thẩm định các dự án đầu tư các ngành nghề này dẫn đến sai lầm trong quyết định chính sách lãi suất; khó khăn trong quá trình theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng.

Công tác tổ chức quản lý, điều hành của Chi nhánh chưa đạt hiệu quả

Tình trạng nợ xấu, rủi ro tín dụng xảy ra thời gian gần đâycũng phản ánh hệ thống ngân hàng Đông Á nói chung và Chi nhánh tại Quảng Ngãi nói riêng còn chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác quản trị rủi ro.

Trong những năm gần đây nhiều cán bộ quản lý cấp cao của Chi nhánh xin thuyên chuyển công tác hoặc được điều động đi nơi khác, việc thay đổi ban lãnh đạo nhiều lần trong thời gian ngắn cũng làm xáo trộn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác quản lý điều hành của chi nhánh làm cho nhiều chiến lược, định hướng lớn của Chi nhánh về tín dụng phải điều chỉnh, bổ sung.

Chi phí quản lý điều hành cũng phát sinh, tăng cao làm ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của Chi nhánh. Nhiều khoản chi chưa được kiểm soát và quản trị tốt nên

hiệu quảchưa cao.

Cơ sở vật chất của Chi nhánh chưa đáp ứng yêu cầu

Với một văn phòng Chi nhánh và 3 phòng giao dịch cách xa nhau để phục vụ cho toàn bộ khách hàng trong toàn tỉnh Quảng Ngãi là chưa đáp ứng được yêu cầu, việc tiếp cận với khách hàng và mở rộng thị phần là cực kỳkhó khăn dẫn đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh so với các ngân hàng khác là giảm sút rõ rệt.

Chất lượng các dịch vụ của Chi nhánh cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, theo quan sát của tác giả luận văn và đánh giá của khách hàng, nhân viên của Chi nhánh thì hiện chỉ có phòng giao dịch tại Chi nhánh là có đủ không gian và các tiện ích để phục vụkhách hàng được tốt. Còn lại 3 phòng giao dịch quá bé, thiếu tiện nghi, các dịch vụkhông đầy đủ.

Về mặt công nghệ ngân hàng, mặc dù Chi nhánh là một trong những ngân hàng trên địa bàn tỉnh có sử dụng các công nghệ hiện đại nhất nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn, đặc biệt là các khách hàng nước ngoài đang đầu tư và kinh doanh tại Quảng Ngãi.

2.4.2Kết quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)