Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hộ

Nhìn chung từnăm 2010 đến nay kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi có tốc độtăng trưởng cao góp phần hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng; Nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất khối lượng sản phẩm vượt mức kế hoạch góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế

của tỉnh và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Nhiều dựán đầu tư bước đầu phát huy hiệu quả thiết thực, đặc biệt là các dự án ODA với 927,82 tỷđồng đã giải ngân cho các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế, giao thông vận tải nhờđócơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; các chính sách kích cầu của Chính phủđã bắt đầu phát huy tác dụng đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững,... đã góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ổn định và phát triển tốt.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới nên tình hình thu hút đầu tư và triển khai các dự án có vốn đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn; trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư; kinh tế của tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yếu và nông nghiệp, xuất khẩu nông lâm sản dạng thô, và sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Đối với các tầng lớp dân cư, hầu hết người dân có thu nhập thấp, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, và hoạt động trong những lĩnh vực thời vụ. Đặc biệt hầu hết các vùng nông thôn trong tỉnh thì sốlượng dân cư biến động liên tục do người dân làm ăn các tỉnh khác nên nhiều ngành nghề truyền thống mai một, không có ngành nghềđặc trưng và có lợi thế cạnh tranh thấp so với các tỉnh khác, việc sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, chất lượng sản phẩm làm ra còn thấp nên thu nhập bình quân đầu người của người dân còn thấp.

Quảng Ngãi có 3.543 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 34 doanh nghiệp nhà nước. Đến cuối năm 2013, các doanh nghiệp nhà nước đều hoạt động có lãi, đóng góp vào ngân sách số tiền 25.868 tỷ đồng. Trong khi đó, có 2.328 doanh nghiệp ngoài nhà nước kinh doanh có lãi hoặc hòa vốn, đóng góp vào ngân sách năm 2013 1.146 tỷđồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, có 189 doanh nghiệp mới thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký lên con số 4.686. Kết quảsơ bộ trong 6 tháng, có 2.570 doanh nghiệp kinh doanh có lãi và hòa vốn.

Chỉ sốnăng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Ngãi có những bước phát triển vượt bậc, từ vị trí thứnăm 55/63 năm 2010, đến năm 2013 đã cải thiện với vị trí 7/63 tỉnh thành. Tuy nhiên, phân tích cụ thể từng chỉ số thành phần của chỉ sốnăng lực cạnh tranh của Quảng Ngãi chỉ có 7 chỉ sốtăng điểm và 2 chỉ số giảm điểm, các chỉ số tăng điểm vẫn ở thứ hạng thấp so với các tỉnh khác. Điều này chứng tỏmôi trường đầu

tư, tình hình kinh tế Quảng Ngãi có phát triển nhưng chưa bền vững.

Đối với hoạt động ngân hàng, hiện các mức lãi suất cho vay trên các lĩnh vực đã được các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm so với các năm trước, nguồn vốn huy động tại chỗtăng trưởng khá mạnh, đủđáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh.

2.2Tổng quan Ngân hàng TMCP Đông Á và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông

Á tại Quảng Ngãi.

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/7/1992 với vốn điều lệban đầu là 20 tỷđồng. Qua quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đông Á luôn hoạt động ổn định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cảnước với quy mô 5000 tỷđồng vốn điều lệ, 7 triệu khách hàng. Ngân hàng TMCP Đông Á luôn có mặt trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) từ khi bảng xếp hạng này ra đời năm 2007. Ngân hàng TMCP Đông Ácũng là một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước với vị trí 54 trong Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014.

Chi nhánh Ngân hàng Đông Á tại Quảng Ngãi đi vào hoạt động tại Quảng Ngãi từnăm 2007 từ tiền thân là Công ty Kiều hối Đông Á chi nhánh Quảng Ngãi. Đến năm 2010 phát triển thêm 2 Phòng giao dịch tại Đức Phổ và Thị trấn Châu Ổ. Các phòng giao dịch và chi nhánh tại Quảng Ngãi đóng trên địa bàn đông dân cư, nơi tập trung các doanh nghiệp, hộ cá nhân nên rất thuận tiện trong giao dịch.

Quá trình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đông Á đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế xã hội tỉnh nhà, cung cấp kịp thời vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế của tỉnh, duy trì và phát triển sản xuất với lãi suất cạnh tranh, điều kiện vay vốn thuận lợi, các dịch vụ và sản phẩm tín dụng phong phú.

Các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh:

- Huy động vốn: Khai thác nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong và ngoài nước của mọi đối tượng.

- Cho vay khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. - Kinh doanh ngoại tệ, vàng.

- Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản, séc, thẻ…). - Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước. - Dịch vụ chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh. - Các dịch vụ ngân quỹ: Thu chi hộ, kiểm đếm hộ….

- Phát hành, thanh toán và các giao dịch khác của thẻ nội địa, thẻ tín dụng, thẻ quốc tế và các loại thẻ khác.

- Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định pháp luật khi được Hội đồng Quản trịNgân hàng Đông Á cho phép.

- Thực hiện các nghiệp vụ NHNN cấp phép cho Ngân hàng Đông Á được ghi nhận trong giấy phép hoạt động và các văn bản bổ sung giấy phép hoạt động của DongA Bank.

- Thực hiện các hoạt động khác do Hội sở chính phân quyền tùy theo tình hình cụ thể của Chi nhánh.

2.3Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á tại

Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)