Những nguyên tắc và biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 29)

1.1.8.1Khái niệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Theo Từđiển tiếng Việt, thuật ngữ phòng ngừa được diễn giải là đề phòng, ngăn ngừa, phòng trước không cho cái xấu, cái không hay xảy ra. Hạn chế là giữ lại, ngăn lại trong một giới hạn nhất định, không thể hoặc cho vượt qua. [16, tr. 247, 502]

Phòng ngừa rủi ro tín dụng là quá trình phân tích, kiểm tra, giám sát và tiến hành các biện pháp quản lý nhằm đềphòng, ngăn ngừa không để cho xảy ra rủi ro tín dụng.

Hạn chế rủi ro tín dụng là những biện pháp làm giảm thiểu đến mức thấp nhất về mức độ thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. Hạn chế rủi ro là một nội dung của giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một trong những nội dung của quản trị rủi ro tín dụng đã được quy định trong các văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là hoạt động thường xuyên, liên tục của mọi TCTD trên thế giới vì hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của mọi TCTD.

Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động tín dụng ngân hàng vì nó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh, sức chịu đựng của ngân hàng trên thịtrường luôn biến động.

1.1.8.2Những nguyên tắc và biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng dụng

Đối với bất kỳ TCTD nào trên thế giới thì rủi ro tín dụng luôn xảy và việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc làm thường xuyên, liên tục với những biện pháp và công nghệ xử lý khác nhau căn cứ vào kiến trúc thượng tầng của nền kinh tế; trình độ quản lý, trình độ nhân sự, cơ cấu tổ chức và các yếu tố khách quan của từng Ngân hàng.

Hiện nay các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện các biện pháp tuân thủquy định của hiệp ước Basel 2 trong quản trị rủi ro dựa trên 3 trụ cột chính: Yêu cầu vốn tối thiểu, quá trình giám sát kiểm tra, kỷ luật thị trường. Basel 2 định nghĩa các thành phần rủi ro tín dụng chính gồm: xác suất vỡ nợ, nguy cơ khi vỡ nợ, thua lỗ khi vỡ nợ, thừa sốquy đổi tín dụng. Basel đưa ra các công

cụ giảm thiểu rủi ro tín dụng gồm: Thế chấp hợp lệ (tiền mặt, cổ phiếu), đảm bảo của bên thứ ba và phái sinh tín dụng.

Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Xác định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc trong việc quản trị rủi ro tín dụng; ngân hàng nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm của mình.

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Ngân hàng cần hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với thịtrường mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay; thiết lập hạn mức tín dụng tổng thểở cấp độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng có liên quan; thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê chuẩn mới, điều chỉnh, gia hạn các khoản tín dụng.

- Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả (6 nguyên tắc): Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau; phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín dụng cá nhân. Khuyến khích ngân hàng xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộđể quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụphân tích giúp ban lãnh đạo đo lường rủi ro tín dụng. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và chất lượng tín dụng. Ngân hàng phải đánh giá những thay đổi quan trọng vềđiều kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng.

- Hệ thống kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng (4 nguyên tắc): Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng phải đảm bảo chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp. Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý với các khoản tín dụng có vấn đề. Các giám sát viên thực hiện đánh giá một cách độc lập các chiến lược, chính sách, quy trình và việc tuân thủ của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định của Basel 2 ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, sựđầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, năng lực kiểm tra giám sát của NHNN, dữ liệu quá khứ

đủ lớn.

Đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro; các giới hạn, tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD của NHNN, xây dựng bộ máy quản trị rủi ro, trích lập dự phòng, thực hiện lộ trình tiến tới áp dụng Basel 2, Basel 3 thì các TCTD áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tín dụng sau:

Xây dựng chiến lược kinh doanh linh hoạt

TCTD có chiến lược kinh doanh linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, phù hợp với tình hình của thịtrường thì sẽ có khảnăng thích ứng và giảm thiểu được rủi ro tín dụng và làm ăn có hiệu quả.

Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho tất cả nhân viên tham gia vào hoạt động tín dụng cũng như tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng nêu lên phạm vi, quy mô tín dụng, các loại tín dụng, các hình thức đảm bảo tín dụng, mối quan hệ giữa các loại tín dụng. Chính sách tín dụng còn quy định cách thức xử lý các vấn đề nảy sinh trong hoạt động tín dụng.

Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khảnăng trả nợ

Công tác thẩm định, đánh giá năng lực khách hàng, khảnăng trả nợ của khách hàng có yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Công tác thẩm định khách hàng được coi trọng ở mọi TCTD với việc bố trí những cán bộ tín dụng có kiến thức thực tế, am hiểu nhiều ngành nghề kinh doanh, có khảnăng giao tiếp tốt.

Tư vấn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích

Đểngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng vốn thì các TCTD thường tư vấn cho khách hàng về từng sản phẩm tín dụng, tư vấn sử dụng vốn đúng mục đích đểđảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và khách hàng có thể trả nợ đúng hạn.

Thực hiện các biện pháp quản trị khách hàng

TCTD thực hiện quản trị khách hàng bằng nhiều hình thức, công nghệ khác nhau đểđảm bảo thông tin khách hàng, tình hình sử dụng vốn của khách hàng luôn

được cập nhật nhằm phát hiện kịp thời và xử lý rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay.

Thực hiện các chiến lược phân tán rủi ro tín dụng

Các TCTD thường dùng các biện pháp phân tán rủi ro:

+ Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đây là biện pháp chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Các TCTD sẽ thực hiện đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau; đầu tư vào nhiều loại hàng hóa khác nhau; tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc một loại đối tượng khách hàng; cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng với thời hạn khác nhau.

+ Cho vay đồng tài trợđối với các dự án lớn, nhiều rủi ro nhưng trong các lĩnh vực khai khoáng, xây dựng.

+ Bảo hiểm tín dụng.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao

Đội ngũ cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Một đội ngũ có trình độ sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định năng lực của khách hàng, quản trị khoản vay một cách khoa học; có khảnăng tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả phù hợp với ngành nghề của khách hàng.

Khắc phục hậu quả nếu xảy ra rủi ro tín dụng

Các TCTD sẽ thực hiện các biện pháp khai thác nợ xấu, nợ xử lý rủi ro như: + Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợcho khách hàng trên cơ sởđánh giá khách hàng có khảnăng trả nợđầy đủ cả gốc và lãi sau khi được cơ cấu lại khoản nợ.

+ Chuyển nợ quá hạn: Tác động vào khách hàng bằng lãi suất cao đểthúc đẩy khách hàng nhanh chóng trả nợ.

Đối với những khách hàng mà TCTD đánh giá không còn khảnăng trả nợ thì tiến hành các biện pháp thanh lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro như:

+ Yêu cầu người bảo lãnh trả nợđối với các khoản vay có bên bảo lãnh. + Phát mãi tài sản thế chấp hay cầm cố.

+ Kiện khách hàng ra tòa án dân sự.

+ Xử lý rủi ro các khoản nợ có khảnăng mất vốn bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 29)