Kinh nghiệm của các nước và của các tổ chức tín dụng khác

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 29 - 32)

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân gây ra nợ xấu là điều kiện quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các nguyên nhân được chỉ ra gồm: Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh; trình độ của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn; coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng; giám sát sau giải ngân kém, không giám sát thỏa đáng các khoản vay cho xây dựng, hồsơ pháp lý của khách hàng không hợp lệ, không xác minh hồsơ đúng quy trình [8].

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nếu mức lỗvượt quá khảnăng của các ngân hàng thương mại thì Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và thay thếban điều hành của ngân hàng đó. Tổ chức dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũngnhư xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây cũng từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết ngân hàng [8].

Kinh nghiệm của Malaysia

Các ngân hàng của Malaysia được hỗ trợđể thực hiện đầy đủBasel III đểtăng cường các tiêu chuẩn về vốn và tính thanh khoản. Cơ quan quản lý đã chọn để thực hiện gói cải cách phù hợp với thông lệ quốc tếtheo đúng lộ trình bắt đầu thực hiện từ năm 2015 đến 2019. Cơ quan quản lý cũng sẽ làm rõ các quy trình giám sát và các yêu cầu quản lý rủi ro hiện tại trước khi các yêu cầu mới được thực hiện. [1]

Kinh nghiệm của ngân hàng Techcombank

Hoạt động quản trị rủi ro nói chung trong đó bao gồm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng này được xây dựng trên mô hình phòng thủ 3 lớp gồm: Tuyến phòng thủ thứ nhất là khối kinh doanh; tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ; tuyến phòng thủ thứ 3 là bộ phận kiểm soát nội bộ. Mô hình này đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và dần tiệm cận với các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới [15].

1.2Những nghiên cứu trước đây

khảo các nội dung liên quan đến luận văn từ các công trình nghiên cứu, những luận án, luận văn có liên quan đến chủđề nghiên cứu.

Luận án tiến sĩ "Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh" [20] của tác giả Trần Trung Tường bảo vệ tại Đại học Ngân hàng TP. HồChí Minh năm 2011. Trong luận án này tác giảđã đưa ra các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM. Trong đó tác giả luận văn cũng đưa ra nhiều giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Luận án tiến sĩ "Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam" [4] của tác giả Nguyễn Cảnh Hiệp bảo vệ tại Học viện Tài chính năm 2013. Trong luận án này tác giảđã phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam, từđó đưa ra các giải pháp cụ thể giúp giảm thiểu RRTD, nâng cao chất lượng cho vay đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam thời gian tới, làm cho hoạt động này trở thành một kênh cung ứng vốn đầu tư phát triển quan trọng và có hiệu quả cho nền kinh tế, đồng thời làm cho Ngân hàng phát triển Việt Nam thực sự trở thành công cụđắc lực của Chính phủtrong điều hành kinh tếvĩ mô, phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

"Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013" [7] của tập đoàn đa quốc gia KPMG về kiểm toán, thuếvà tư vấn. Trong nghiên cứu này KPMG đã đánh giá tình hình của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tình hình tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, lộ trình áp dụng Basel của ngành ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu này đã đưa ra những nhận định và dự báo khách quan về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam.

Bài viết "Chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân và những thách thức của ngân hàng thương mại trong quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng" [9] của tác giả Ths. Lê Nam Long công bố trên tạp chí Ngân hàng số 10 (5/2014). Trong nghiên cứu này tác giảđã phân tích những thách thức của việc chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhưng nghiên cứu không đề cập đến các giải pháp để giải quyết các thách thức mà các ngân hàng thương mại đang gặp phải.

Nam hiện nay" [5] của tác giả PGS. TS. Nguyễn Đắc Hưng công bố trên tạp chí Ngân hàng số 21 (11/2014). Trong nghiên cứu này tác giảđã nêu thực trạng nợ xấu và giải quyết nợ xấu của Việt Nam trong thời gian qua, tác giảđưa ra các giải pháp xử lý nợ xấu bằng mô hình cho vay chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Bài viết "Đánh giá việc tuân thủ 17 nguyên tắc Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng niêm yết" [18] của tác giả Phạm Thị Nguyệt Thanh công bố trên tạp chí Công nghệ ngân hàng số 67 (10/2011). Trong nghiên cứu này tác giảđã đánh giá thực trạng tuân thủ các nguyên tác quả Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại 6 ngân hàng niêm yết, kết quả cho thấy việc đáp ứng basel tại các ngân hàng trên là chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên các giải pháp của tác giảđưa ra trong nghiên cứu là rất ít và chung chung, chưa cụ thể.

Bài viết "Để giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại" [10] của tác giả TạĐình Long công bố trên tạp chí Kinh tế và Dự báo số 23 (12/2014). Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích tình hình nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam thông qua nhiều nguồn số liệu cảtrong nước và của nước ngoài. Tác giả cho rằng nợ xấu của các ngân hàng thương mại là do buông lỏng quản trị rủi ro tín dụng. Tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và tập trung cho mục tiêu ngăn ngừa nợ xấu không lặp lại trong tương lai.

Luận văn thạc sĩ "Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á phòng giao dịch Kon Tum" [17] của tác giả Nguyễn Hữu Sang bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2012. Trong luận văn này tác giảđã đề ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực tín dụng của phòng giao dịch Ngân hàng Đông Á tại Kon Tum, một đơn vị trong cùng hệ thống với đơn vị nghiên cứu của luận văn này. Tuy nhiên với quy mô phòng giao dịch, cơ cấu tổ chức chưa đầy đủ, nhân sự ít thì luận văn này chưa thực sự giải quyết được vấn đề.

Từ tham khảo nội dung, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn trên, cùng với nghiên cứu các tạp chí chuyên ngành, tác giả đã kế thừa, tham khảo để hệ thống cơ sở lý luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, tham khảo các giải pháp về quản trị rủi ro, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng giúp tác giả kế thừa, bổ sung, phát triển các giải pháp phù hợp thực trạng của đơn vị nghiên cứu đểđáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của luận văn này.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)