Những nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN

2.4.1.1 Những nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, kinh tế xã hộ

Những tác động từ tình hình kinh tế vĩ mô của thế giới và Việt Nam đến rủi ro tín dụng của Chi nhánh

ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ởchâu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bịtác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thịtrường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 với mục tiêu là: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tếvĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận hy sinh tăng trưởng, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý để đổi ổn định kinh tếvĩ mô, từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế không cao mà chủ yếu là nhu cầu vay đểđảo nợ. Tình trạng phổ biến là những doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn thì không muốn vay, do tổng cầu suy giảm, trong khi những doanh nghiệp cần vay vốn đểđảo nợ lại không đủđiều kiện được vay. Kết quả là nợ xấu tăng cao, và ngày càng diễn biến phức tạp [19].

Nền kinh tếnước ta kiểm soát được lạm phát ở mức thấp nhưng đổi lại là tăng trưởng vẫn suy giảm, khu vực sản xuất thực sự trì trệ, thiếu động lực phát triển và bị thu hẹp nhanh chóng, lao động thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng, thu nhập và đời sống thực tế của đa sốngười dân giảm, an ninh và trật tự xã hội có những diễn biến đáng lo ngại. Nhiều vụ lừa đảo ngân hàng xảy ra đặc biệt nghiêm trọng làm tổn thất cho hệ thống ngân hàng rất lớn và phát sinh nhiều nợ xấu tác động đến nhiều ngân hàng trong đó có Ngân hàng Đông Á.

Việc điều tiết thịtrường tài chính, tiền tệ thông qua những áp chế hành chính có thểđạt được một số mục tiêu nhất định trong ngắn hạn, song có thể tạo ra hệ lụy mang tính đột biến cả trong trung và dài hạn khi các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thịtrường

không được tuân thủđầy đủ dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng.

Rủi ro nợ xấu buộc các tổ chức tín dụng phải tập trung nhiều hơn vào làm sạch bảng cân đối kế toán của mình và ít dành ưu tiên thực hiện chức năng là kênh phân bổ vốn của nền kinh tế.

Số liệu nợ xấu của NHNN, ngân hàng, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, các chuyên gia kinh tếthường không thống nhất với nhau nên rất khó khăn trong việc xử lý nợ xấu; số liệu về nợ xấu đã và đang làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư trong nỗ lực giải quyết vấn đề nợ xấu ởnước ta.

Môi trường kinh tếvĩ mô khó khăn cũng phản ánh vào nợ xấu ở ngân hàng. Do đó khi kinh tế suy giảm, hàng tồn kho gia tăng, thất nghiệp gia tăng, số doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động cũng tăng … thì sựkhó khăn đó cũng phản ánh vào tài sản của doanh nghiệp, và các khoản doanh nghiệp vay ngân hàng cũng khó có khảnăng trả nợlà điều tất yếu và nợ xấu gia tăng.

Nợ xấu tăng nhanh gần đây phản ánh chính sách minh bạch hóa quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp: Tình huống nợ xấu gia tăng phản ánh một điều rằng, NHNN đã và đang chủtrương minh bạch hóa quan hệ tín dụng, thông tin tài chính. Theo quan điểm quản lý ngân hàng cẩn trọng, rõ ràng không nên che giấu nợ xấu, như Thống đốc NHNN đã kiên quyết chỉđạo phải tìm doanh nghiệp tốt nhất để cho vay. Trên quan điểm này, rõ ràng việc công khai doanh nghiệp nào có nợ xấu, nợ tốt sẽ giúp ngân hàng nhận biết được khách hàng để cho vay và rộng hơn là cả xã hội phân biệt đối tác đểlàm ăn có hiệu quả. [20]

Nợ xấu cao và ngày càng lớn gần đây phản ánh mô hình tăng trưởng không hợp lý và kém hiệu quả, đặc biệt khi môi trường kinh tế đang khó khăn hơn. Việc tăng trưởng kinh tế cao và dựa vào vốn là chính, trong khi công nghệ, mà cụ thể là quản lý không theo kịp, thì vấn đề doanh nghiệp càng vay nhiều càng khó có khảnăng quản lý hiệu quảcác đồng vốn vay đó dễ dẫn đến rủi ro tín dụng.

Những tác động từ tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến rủi ro tín dụng của Chi nhánh

Tình hình kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, kinh doanh không hiệu quả; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và tăng trưởng chậm của kinh tế

Quảng Ngãi. Kinh tế Quảng Ngãi phụ thuộc nguồn thu chủ yếu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không có nhiều ngành nghềmũi nhọn nên hầu hết các ngành nghềđều phát triển chậm nên nhu cầu vốn không cao; doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh kém sôi động, chủ yếu tập trung một số ngành nghề xây dựng, xuất khẩu nông lâm sản thô nên giá trịgia tăng không cao, hoạt động không hiệu quả trong tình hình chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các thịtrường nhập khẩu. Hầu hết doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2013 đều hoạt động theo kiểu cầm chừng, không có nhu cầu vay vốn ngân hàng dẫn đến tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhiều khoảng thời gian tăng trưởng âm, nợ xấu của một số tổ chức tín dụng tăng cao hơn mức quy định.

Kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi phát triển chậm, chưa có đột phá, chưa có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao mà chủ yếu là nông nghiệp truyền thống nên nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp cũng thấp và bị phân tán. Nếu loại trừ nguồn thu chính từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất thì nguồn thu chủ yếu còn lại của Quảng Ngãi đến từ nông nghiệp nhưng tình hình sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do không chủđộng được vật tư, giống, phân bón; công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch của ngành nông nghiệp tỉnh nhà chưa phát triển, chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh và xuất khẩu thô sang thịtrường Trung Quốc nên giá trị không cao. Do vậy các tổ chức tín dụng chưa tập trung cung cấp nguồn vốn cho lĩnh vực này; một số tổ chức tín dụng trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Đông Á cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp thì chưa đạt hiệu quả cao, nhiều khách hàng mất khả năng trả nợ.

Kinh tế biển của Quảng Ngãi chưa có bước phát triển đột phá, các đội tàu đánh bắt hải sản chủ yếu là công suất thấp (công suất dưới 400CV), khảnăng đánh bắt xa bờ hạn chế, chưa có các khu hậu cần phục vụ nghề cá mà chủ yếu là những cơ sở thu mua nhỏ lẻ của cá nhân, công nghệ chế biến cũ nên hiệu quả không cao. Nhiều đội tàu đánh bắt không hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả do công suất thấp, độ an toàn kém không thểđi xa nên nhiều ngư dân gặp khó khăn trong việc trả nợngân hàng. Đối với nhiều khách hàng là ngư dân có nhu cầu vay vốn ưu đãi theo Nghịđịnh 67 thì không thể tiếp cận nguồn vốn của Chi nhánh do không có đầy đủ thủ tục hành chính, không tham gia mua bảo hiểm thân tàu trước đó, làm ăn không hiệu quả, các chủ tàu không

chứng minh được khảnăng trả nợ với ngân hàng.

Những tác động từ tình hình điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung đến rủi ro tín dụng của Chi nhánh

Việt Nam là một trong 5 nước trên toàn cầu bịđe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Theo một nghiên cứu mới đây, mực nước biển dâng 1m sẽảnh hưởng tới gần 5% diện tích đất của quốc gia, 11% dân số, 7% diện tích đất nông nghiệp và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới GDP ở mức khoảng 10%. Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển, toàn bộ các khu kinh tế trọng điểm đều nằm gần biển nên sẽ chịu tác động rất lớn từ biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt.

Theo thống kê từ Trung tâm Dựbáo khí tượng và Thủy văn Trung ương hằng năm có trên 10 cơn bão đổ bộ vào khu vực miền Trung và có ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi. Các cơn bão có xu hướng mạnh lên về cấp độ, gây thiệt hại trên diện rộng hơn qua từng năm đã có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đời sống của nhân dân. Hậu quả của thiên tai lũ lụt gây xói mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, mà hầu hết các khu công nghiệp lớn đều tập trung ở dọc bờ biển, gần sông hồ. Một trong những mũi nhọn của kinh tế Quảng Ngãi đang bịảnh hưởng nghiêm trọng do tình hình thời tiết bất lợi tác động là lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất đánh bắt hải sản.

Đời sống của nhân dân, các hộ làm kinh tế hộgia đình cũng bịảnh hưởng nặng nềdo tác động của thiên tai, lũ lụt; nhiều khách hàng mất khảnăng trả nợ ngân hàng do thiên tai, bão lũ gây thiệt hại toàn bộ tài sản, nhà xưởng nên có tác động rất lớn đến khách hàng của các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Đông Á tại Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á tại QUẢNG NGÃI (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)