Hệ thống quản lý màu (Color Management System - CMS) là một bộ module chương trình để xử lý việc chuyển đổi màu. Một hệ thống quản lý màu có ba thành phần cơ bản:
1 Ngô Anh Tuấn (2010), “Màu sắc – Lý thuyết và ứng dụng”, Nhà xuất bản ĐHQG Tp. HCM, Việt Nam,
Không gian màu độc lập với thiết bị - không gian này có thể là không gian làm việc hoặc không gian màu tham chiếu. Thường là không gian màu CIELAB
Hồ sơ màu của mỗi thiết bị phù hợp với ICC (ICC profile).
Phần mềm hay giải thuật chuyển đổi không gian màu từ thiết bị nhập sang thiết bị xuất hay còn được gọi là module quản trị màu - CMM (Color Management Module)
Những module này thông thường là một phần của hệ điều hành, nhưng chúng cũng có thể được cung cấp bởi các chương trình ứng dụng. Nếu một chương trình ứng dụng được dùng để hiển thị hoặc in một hình ảnh màu, nó sẽ gọi những chức năng này thiết lập các trị số hình ảnh, các thông tin của ICC Profile và “bảo” cho CMS chức năng nào cần được thực hiện. Phần trung tâm của CMS là một module được gọi là module quản trị màu (CMM). Module này thực hiện những tính toán cần thiết cho việc chuyển đổi màu từ không gian màu này sang không gian màu khác.
Trong lưu đồ làm việc hiện nay, hình ảnh được sốhóa nhiều nguồn khác nhau, được hiển thị trên các màn hình khác nhau và được in trên các máy in khác nhau.
Thay vì kết nối từng thiết bị với nhau, hệ thống quản lý màu sẽ kết nối tất cả các thiết bị thông qua một trung tâm gọi là không gian kết nối hồ sơ về đặc tính phục chếmàu của thiết bị(color profile). Hồ sơ màu này tuân thủ các quy định của Hiệp hội màu quốc tế(International Color Consortium - ICC) được gọi là ICC profile2.
Hình 2.1: Hình minh họa cho một hệ thống quản lý màu
ICC Profile dùng để mô tả khả năng phục chế màu của một thiết bị trên nền giao thức chuẩn được định nghĩa bởi Hiệp hội màu quốc tế. Một hồ sơ màu sẽ cho biết khả năng phục chế màu của một thiết bị như máy quét, màn hình, máy in. Ví dụ, một hồ sơ
2 Nguyễn Mạnh Huy (2006), “Giáo trình xử lý ảnh kỹ thuật số”, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM,
có thể thông báo cho các hệ thống quản lý màu, “Đây là màu đỏ cờ ngả magenta mà thiết bị này có thể xuất ra”. Một hồ sơ cũng có thể xác định một không gian màu ảo không liên quan đến bất kỳ thiết bị cụ thể nào (ví dụ như các không gian màu Adobe RGB). Hồ sơ màu là chìa khoá để quản lý màu. Nếu không có hồ sơ màu, màu đỏ cờ 100% sẽ không có ý nghĩa cụ thể. Nếu có hồ sơ màu, hệ thống quản lý màu có thể nói “màu đỏ này sẽ giống như màu đỏ xuất hiện trên một máy in cụ thể nào đó”. Hồ sơ màu phù hợp với tiêu chuẩn ICC cho phép nó làm việc với tất cả các hệ thống quản lý màu. Hồ sơ màu ColorSync trên Mac và các hồ sơ dưới dạng .icm hay .icc trên PC đều tuân thủ các qui cách của ICC. Có 3 loại hồ sơ màu:
Hồ sơ màu tự tạo (custom profile): tạo hồ sơ màu cho thiết bị bằng cách sử
dụng các công cụ đo, các mẫu kiểm tra, các phần mềm tạo hồ sơ màu. Đây là phương pháp thường sử dụng nhất trong quản lý màu. Hồ sơ màu tự tạolà hồ sơ được tạo riêng cho thiết bị trong điều kiện thực tế của thiết bị đó. Những hồ sơ màu được tạo bởi ngườidùng là một loại hồ sơ màu tốt nhất vì chúng mô tả một cách chính xác các đặc tính và trạng thái của thiết bị. Tạo một hồ sơ màu là một trong những bước quan trọng trong quá trình quản lý màu.
Hồ sơ màu của hãng sản xuất (generic profile): là loại hồ sơ màu do nhà sản xuất thiết bị cung cấp, thường được cài đặt như trình điều khiển thiết bị (Driver), tuy nhiên nhiều thiết bị có driver cài đặt nhưng lại không có hồ sơ màu. Nhà sản xuất thường cung cấp một profile chung cho mỗi thiết bị. Nó thường được cung cấp ở những website và hoặc kèm theo các đĩa CD driver của thiết bị. Loại hồ sơ màu này đại diện cho một thiết bị trung bình của hãng sản xuất.
Hồ sơ màu theo chuẩn: Đối với cácthiết bị tuân thủ các chuẩn cụ thể nào đó như sRGB, SWOP, ta có thể sử dụng các hồ sơ màu đã được tạo ra sẵn cho các chuẩn này. Những loại hồ sơ màu này được thiết lập và sử dụng rộng rãi, các trình ứng dụng như Adobe Photoshop đều có các loại Profile chuẩn này3.
2.1.3 Các bước tiến hành quản lý màu
Sau khi một hình ảnh được tạo ra, nó thường được làm nổi bật hơn bởi những thợ sửa ảnh. Tất cả các hiệu ứng làm đẹp cho hình ảnh được thực hiện trong công
đoạn chỉnh sửa file. Ví dụ như tăng độsáng khung cảnh, tăng độ bão hòa, chỉnh sửa các khuyết điểm trên da,... Đôi khi, người chỉnh sửa hình ảnh và nhà thiết kế
hoặc nhiếp ảnh gia là cùng một người. Nhưng bất kể họ có phải là cùng một
người hay không, bất kỳ ai thực hiện các công việc này sẽ cần một màn hình
3 Ngô Anh Tuấn (2010), “Màu sắc – Lý thuyết & Ứng dụng”, Nhà xuất bản ĐHQG Tp. HCM, Việt Nam,
được hiệu chỉnh đúng để hoàn thành công việc. Lý do đằng sau điều này rất đơn
giản. Người chỉnh sửa cần một màn hình để phản ánh đúng mức độ điều chỉnh
được áp dụng lên hình ảnh để không điều chỉnh hình ảnh quá thấp hay quá cao. Cách duy nhất để xác nhận xem hình ảnh có giống như chúng ta muốn hay không
là nhìn vào hình ảnh hiển thịtrên màn hình.
Nếu màn hình không thể phản ánh chân thực hình ảnh sẽtrông như thế nào, thì việc chỉnh sửa có thể dẫn đến một một sự sai biệt màu rất lớn. Khi đã hoàn tất
công đoạn chỉnh sửa file thì ta tiến hành xuất sang file PDF và kết hợp với các plug-in của Acrobat để tiến hành chạy preflight cho file. Một số plug-in có thể
dùng là Pitstop hay PDF Toolbox. Đảm bảo ICC Profile đã được gán cho file ở trong công đoạn này. Hệ thống in thửđòi hỏi phải được cân chỉnh đểđảm bảo có
thể phục chế được không gian màu của máy in sản lượng. Quá trình cân chỉnh
này đòi hỏi có sự kết hợp của hệ thống RIP cho phép hiệu chỉnh máy theo một chuẩn muốn hướng tới.
2.1.4 Lợi ích của việc quản lý màu
Quản lý màu là một quá trình tiêu chuẩn hóa, việc phục chế màu bây giờ không chỉ là một lĩnh vực dành cho chuyên gia. Chúng ta có thể đạt được một kết quả phục chế tốt mà không cần phải có sự hiểu biết toàn diện.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: nhà in không cần phải sử dụng máy in thật để
in thửmà có thể sử dụng máy in phun để in thử. Máy in phun không quá khó để
sử dụng và có thể đặt ở chỗ khách hàng và được nhà in điều khiển từ xa với hệ
thống quản lý màu.
Linh hoạt: quản lý màu cho phép công việc chia ra giữa các thiết bịkhác nhau.
Dữ liệu có thể truyền qua các dịch vụ viễn thông. Ví dụ như nhân viên thiết kế có
thể thiết kế sản phẩm ởnơi này và gửi dữ liệu in ở nơi khác.
Bỏ qua vấn đề thiếu kinh nghiệm của người sử dụng: ICC profile xử lý các yếu tố màu sắc tinh vi và người sử dụng không cần phải hiểu về các quy trình phức tạp này mà chỉ cần tập trung vào nội dung cần chỉnh sửa.
Tính chính xác cao: quản lý màu là công nghệ dựa trên việc đo lường. So với
con người có thể mệt mỏi và đưa ra những đánh giá màu sắc sai lệch, một hệ
thống dựa trên thiết bị và việc đo lường sẽcó tính nhất quán và độ lặp lại.
Có thể mua các sản phẩm khác nhau từ các nhà in khác nhau và có thể nâng cấp, thay thế các thiết bị dễ dàng và tiện lợi: quản lý màu cho phép “plug and play” màu. Nó có thể dễ dàng thêm một thiết bị khác, kể cả một công nghệ in
khác - có thể là máy in laser cùng với máy in phun in thử. Các thiết bị mới và phần mềm của chúng đều dùng cùng một loại ngôn ngữ (ICC profile) và có thể
hoạt động ngay mà không cần làm gì thêm ngoài việc kết nối và cân chỉnh.
2.2 Ánh sáng và sự cảm nhận màu sắc 2.2.1 Sự cảm nhận màu
Màu xuất phát từmột vật không tự chiếu sáng được gọi là màu vật thể. Việc nhìn và cảm nhận màu gồm ba yếu tố: nguồn sáng, vật thể và người quan sát. Nguồn sáng từ mặt trời hay nguồn sáng khác chiếu vào các vật thể xung quanh chúng ta
được phản chiếu và bổ sung bởi các vật thể rồi đi tới các thành phần thu nhận tín hiệu trong mắt ta. Sau đó các tín hiện này sẽđược não bộ diễn dịch thành những thứ mà ta gọi là màu. Màu không đơn giản là hiện tượng vật lý lệ thuộc vào mẫu vật và nguồn chiếu sáng. Để hiểu được sự cảm nhận màu cần xem xét nguồn chiếu sáng,
Hình 2.3: Quá trình nhận biết màu sắc
Việc xác định và đo sự cảm nhận màu gặp phải một khó khăn lớn là sự kết hợp giữa mắt và não bộ người quan sát. Thực tế việc nhìn màu là quá trình phối hợp các yếu tố vật lý (ánh sáng, bề mặt mẫu vật, góc quan sát,..), sinh lý (cấu tạo mắt) và tâm lý (lứa tuổi, trạng thái tâm lý, giới tính,…). Để có thể nhìn hình ảnh được, mắt chúng ta cần các tếbào hình nón và hình que. Những tếbào hình nón chỉ hoạt động
để nhìn màu vào ban ngày hoặc khi có đủ độ sáng và những tế bào hình que nhạy với sựthay đổi độsáng cho phép nhìn vào ban đêm, điều kiện thiếu sáng.
Quá trình cảm nhận màu sắc của con người rất phức tạp nó có thể thay đổi liên tục dựa trên yếu tốsinh lý, người ta tin rằng bất kỳmột màu nào đó đều có mối liên hệ tất yếu với truyền thống văn hóa. Ngoài ra khi phối màu cũng nên lưu ý đến sự hài hòa màu, nếu đặt hai màu không hài hòa với nhau thì các tông màu có vẻ thay
đổi khi mắt di chuyển từmàu này sang màu khác, dư ảnh của màu này nhất thời ảnh
hưởng đến cảm nhận màu kia.
2.2.2 Nguồn sáng, vật thể
Mọi vật không tự phát sáng được khi được xét dưới tất cả các dạng chiếu sáng gồm: đèn sợi tóc, nguồn ánh sáng ban ngày, nến và những loại đèn khác. Các yếu tố xác định đặc tính của nguồn chiếu sáng bao gồm nhiệt độ màu, cường độ, độ tán xạ,… Đặc tính nhiệt độ màu của nguồn sáng cho biết màu sắc của vật thay đổi khi
nhiệt độ gia tăng, ứng với mỗi nhiệt độ màu thì nguồn sáng sẽ có một màu khác
nhau. Nguồn sáng được chia làm hai loại tự nhiên và nhân tạo, nên nếu muốn sử
dụng nguồn sáng để so màu, kiểm tra tờ in dưới điều kiện chuẩn thì nên có nguồn sáng chuẩn. Ủy hội chiếu sáng quốc tế (CIE) đã quy định các loại ánh sáng chuẩn
lúc đầu người ta xuất phát từ ánh sáng bóng đèn tròn. Theo đó ánh đèn tròn được chuẩn hóa gọi là ánh sáng chuẩn A dùng trong đèn sợi đốt có nhiệt độ màu là 2856 °K. Tiếp đó CIE bổ sung thêm loại ánh tương đương với ánh sáng ban ngày
trung bình có bổ sung thêm thành phần UV được gọi là D65 (Daylight). Trong
ánh sáng ban ngày là D50 được xác định theo ISO 3364:2009, mô phỏng gần đúng ánh sáng ngày có màu trắng trung tính rất quan trọng để đánh giá màu sắc.
Màu được xem cuối cùng chịu ảnh hưởng bởi giấy, giấy càng trắng thì có chất huỳnh quang càng cao (còn gọi là OBA) nên khi xem dưới nguồn sáng D50 ảnh
hưởng của ánh sáng huỳnh quang đối với màu sắc của vật liệu in càng lớn. Vì thế
các nguồn sáng chuẩn thường đi kèm với các điều kiện đo khác nhau để giảm thiểu sự khác biệt trong kết quả đo lường do tính chất huỳnh quang của giấy, nhưng phải tùy thuộc vào chuẩn ta lựa chọn. Theo chuẩn quốc tế ISO 13655 chia điều kiện đo
thành bốn loại M0, M1, M2 và M3. Trong đó nguồn sáng A đi kèm với M0 (sử
dụng ở bất kỳ nguồn sáng bao gồm cảánh sáng UV, điển hình đèn sợi đốt), với điều
kiện đo M1 (bao gồm UV và được đề xuất trong quản lý màu) có độ sáng tương đương với nguồn sáng D50 - ánh sáng thật ban ngày. Hai điều kiện đo còn lại M2 (trừ ánh sáng UV) và M3 dùng trong môi trường phân cực (đo mực gốc kim loại hoặc đo trên tờ offset đang ướt).