“Trước đó, vào năm 1930 Wright và Guild đã thực hiện độc lập về những thực nghiệm quan sát để thu được các hàm CMFs (sự phản ứng của tế bào cảm nhận
trong mắt người) sử dụng 3 màu cơ bản R, G, B. Đến năm 1931 CIE đưa ra một tập hợp các hàm CMFs được xem là tiêu chuẩn quan sát và chuyển đổi hàm CIE RGB sang hàm mới là CIE XYZ”6. Hàm tổng hợp RGB bộc lộ một số hạn chế của mình khi một số màu được tạo ra với giá trị âm và một sốđáp ứng màu cơ bản CIE RGB
rất khó phục chế.
Trong thực tế nhiều thiết bị được chế tạo trên cơ sở tổng hợp các màu cơ bản chẳng hạn màn hình màu được chế tạo dựa trên nguyên tắc tổng hợp màu cộng
RGB, còn trong khi in thì lại dựa trên tổng hợp màu trừCMYK. Khi mô phỏng kết quả của bốn màu mực in lên màn hình thì gặp phải vấn đề là sẽ có màu không thể
6 Ngô Anh Tuấn (2010), “Màu sắc – Lý thuyết & ứng dụng”, Nhà xuất bản ĐHQG Tp. HCM, Việt Nam,
mô phỏng được. Chính vì vậy phải có một hệ thống liên hệ giữa màu mực in và màu màn hình, nói cách khác là một hệ thống chung không phụ thuộc thiết bị và hàm
tổng hợp màu của hệ thống này không chứa phần âm. Và CIE XYZ là một hàm tổng hợp mới được đưa ra để giải quyết vấn đề trên. “Tuy nhiên, không gian CIE XYZ
lại có các điểm bất cập đáng kể:
Hệ số z không đọc được ngay mà phải tính toán mặc dù đây là một tiến
trình tương đối đơn giản.
Các màu trong tam giác màu không được phân bố hài hòa lắm xét về mặt cảm nhận màu sắc. Mặc dù thông qua nó ta có thể xác định một cách rõ ràng
những màu giống nhau nhưng lại không thểxác định chính xác sự biến đổi giữa
các màu.
Biểu đồ màu CIE được thiết kếđể đo màu của các nguồn sáng hơn là màu
sắc của vật thể”7.