Được sử dụng nhiều nhất cho việc đo màu vật thể(mực in), chẳng hạn như để pha một công thức mực hay kiểm tra chất lượng in. Không gian màu CIE LAB ra đời để thay thế cho không gian màu CIE XYZ. Ưu điểm lớn nhất của không gian
màu CIE LAB là có khả năng thể hiện tất cả các khoảng phục chế thực (ví dụ như màn hình màu hay mực in CMYK). Các tông màu và độ bão hòa màu được vẽ trên các trục a* và b*. Trục a chạy từ -a* (Green) đến +a* (Red) và trục b chạy từ -b*
(Blue) đến +b* (Yellow). Trục độ sáng L* có giá trị từ0 (đen ởđáy) đến 100 (trắng
ở đỉnh).
Hình 2.6: Mô hình giản lược của không gian màu CIE LAB
7 Ngô Anh Tuấn (2010), “Màu sắc – Lý thuyết & ứng dụng”, Nhà xuất bản ĐHQG Tp. HCM, Việt Nam,
Do CIE LAB là kết quả của quá trình chuyển đổi nên hình dạng của nó khác
với không gian màu CIE XYZ. Hình dạng mặt cắt ngang của mỗi giá trị độ sáng L*
thay đổi khác nhau. Những màu nằm bên ngoài không gian màu này là các màu không thấy được như hình minh họa dưới đây.
Hình 2.7: Mô hình đơn giản không gian màu CIELAB ứng với khảnăng cảm nhận của mắt người
Có một sự khác biệt trọng yếu giữa số liệu quang phổ và đơn vị cơ sở CIE –
đơn vịcó thể được lấy từ số liệu quang phổnhư là XYZ và LAB. Số liệu quang phổ thường bao gồm 40 chỉ số từ380, 390, 400, 410 nm,... Khi đo màu và tính toán các
chỉ sốL*, a*, b*, điều này sử dụng không gian lưu trữít đi từ40 xuống còn 3 chỉ số.
LAB là cách mô tả ngắn gọn hơn về màu sắc và là một trong các lý do vì sao hầu hết các hệ thống quản trị màu sử dụng LAB. Chúng ta chỉcó thể lấy các số L*, a*, b* từ các phép đo quang phổ và không thể lấy lại các số liệu quang phổ từ L*, a*, b*. Sẽ có nhiều lợi ích để giữ lại và sử dụng các số liệu quang phổ. Khi một mẫu
được đo và giữ lại các số liệu quang phổ thì ta có thể sử dụng nó để thay đổi các
điều kiện đo giả định và thực hiện tính toán lại cho các lần đo mới. Nguồn sáng có
thểđược thay đổi từ nguồn sáng A sang D50 hay D65 và người quan sát chuẩn. Ví dụ như có thểthay đổi người quan sát chuẩn từgóc nhìn 20 sang 100. Để minh họa
cho điều này thì một mẫu màu xanh được đo bằng thiết bị quang phổ Techkon
SpectroDens, thiết bị này sẽ giữ lại các số liệu quang phổ và hiển thị các giá trị L*,
a*, b* khác nhau khi người dùng thay đổi các nguồn chiếu sáng cũng như người quan sát chuẩn mà không cần phải tiến hành đo lại.
Hình 2.8: Sựthay đổi các giá trịL*, a*, b* khi thay đổi nguồn sáng
(Hình đầu tiên từ trái sang phải thể hiện các giá trị L*, a*, b* khi được đo với nguồn sáng A với góc nhìn 20, hình ở giữa thể hiện giá trị L*, a*, b* khi thay đổi từ nguồn sáng A sang D50 và vẫn giữ nguyên góc quan sát, hình cuối là giá trị L*, a*, b* khi sử dụng nguồn sáng D65.)
Việc sử dụng số liệu quang phổ rất quan trọng và thường được đề cập trong các giải pháp quản lý màu thương mại nhằm thúc đẩy khả năng sử dụng số liệu quang phổhay đưa ra xửlý màu quang phổ. Nhìn chung, việc sử dụng số liệu quang phổlà một điều tốt vì nó cho phép ta linh hoạt và khả năng thay đổi các tham số và
tham gia vào các quy trình kết hợp phổ tiên tiến.
Hệ thống CIE XYZ không sử dụng trong thực tếđể ước lượng khoảng sai biệt
màu vì nó thể hiện các dung sai giữa các tông màu đều khác nhau. Còn không gian màu CIE LAB cho những sự khác biệt về màu được cảm nhận như nhau có cùng một trị sốnhư nhau. Đây là quá trình biến đổi từkhông gian màu CIE XYZ. Để tính
độ sai biệt màu trong không gian màu CIE LAB ta dùng công thức sau:
Trong đó: các giá trị L1, a1, b1 là các giá trị màu ta đo được và L2, a2, b2 là các giá trịmàu tham chiếu. Trên thực tế, màu đo được là màu mà ta phục chế lại và màu tham chiếu là màu được chọn đểlàm chuẩn hay màu cần phải phục chế lại.
Độ sai biệt màu có thểđược phân loại theo như bảng 2.1.
Bảng 2.1: Ý nghĩa các giá trị sai biệt màu
Nằm giữa 0 và 1 Không cảm nhận được
Nằm giữa 1 và 2 Khác biệt rất nhcó nhiều kinh nghiệmỏ và chỉ cảm nhận được bởi người
Nằm giữa 2 và 3.5 Khác biệt tương đối, có thểngười không có kinh nghiệm cảm nhận được bởi
Nằm giữa 3.5 và 5 Khác biệt lớn