HR (Highlight Range), SC (Shadow Contrast) và HC (Highlight Contrast) là bộ
ba biến mới trong G7, chúng cho phép đường cong mật độ xám (NPDC) của quy trình hiệu chỉnh G7 được kiểm tra một cách nhanh chóng mà không cần phải đo
hoàn chỉnh cân bằng xám. Hơn hết để tạo sự thuận tiện thì bộ ba HR, SC và HC
được biểu thị bằng mật độxám ND (Neutral density), trong đó ND được biết là giá trị mật độđược đo lần đầu tiên trên thang xám của tờ gốc (Specification) mà không
can thiệp bù trừ. ND được tính toán từ giá trị CIEXYZ_Y bằng công thức sau đây:
Neutral density (ND) = Log10(100/Y); (nơi có Y > 0 < 100)
(Chú thích: Y là độ chói)
Để hiểu rõ hơn về bộ ba biến số này, ta nhìn vào bảng 2.9 hiển thị giá trị ND
không tính giá trị mật độ của giấy. Bảng giá trị này dành cho in sản lượng và in thử
theo chuẩn ISO với giấy có L*= 95 (GRACoL).
Bảng 2.9: Giá trị mật độtham chiếu của bộ ba HR, SC và HC
(không quan tâm mật độ giấy theo chuẩn)
Thành phần ND_CMY ND_K
25% (HC) 0.25 0.22
50% (HR) 0.54 0.50
Bảng 2.10: Giá trị mật độtham chiếu của bộ ba HR, SC và HC
(có quan tâm mật độ giấy theo chuẩn)
Thành phần ND_CMY ND_K
25% (HC) 0.31 0.28
50% (HR) 0.59 0.55
75% (SC) 0.96 0.96
Highlight Range (HR)
HR biểu thịcho vùng trung gian (ô 50%) trên NPDC, nó chính là phép đo duy
nhất kiểm tra nhanh mật độở vùng trung gian của thiết bịđược hiệu chỉnh G7 trong
quá trình sản xuất. Người ta xác định vùng tầng thứ50% thay đổi rất rõ ràng trên đồ
thị vì tại đây GTTT gần như đạt giá trị lớn nhất. HR thay thế cho các giá trị TVI riêng lẻđểlàm phép đo chính cho độ tối và cân bằng xám, vùng trung gian G7 được
tính toán đo hai lần. Một lần cho ba màu chồng CMY (HR_cmy) và cái còn lại là
cho màu đen (HR_k). Giá trị HR_cmy được tính bằng cách đo mật độ xám (ND)
của ba màu kết hợp CMY (trong đó gồm 50% Cyan, 40% Magenta và 40% Yellow)
và trừđi mật độxám của giấy. Còn đối với HR_k cách tính toán tương tự HR_cmy
chỉ khác là nó tính toán trên 50% màu đen. Dưới đây là công thức tính toán vùng
trung gian HR_cmy và k:
HR_cmy = ND (50c, 40m, 40y) - ND (giấy)
HR_k = ND (50k) - ND (giấy)
Dung sai ND đề nghị cho HR là ±0.02 và HR_cmy là a* = ±1.0; b* = ±1.5.
Vùng trung gian HR cho ra giá trị có độ tin cậy cao hơn về độ sáng/ độ tối và độ tương phản so với các phép đo truyền thống TVI. Bởi HR là phép đo “tuyệt đối”
(Absolute) liên quan trực tiếp đến các hình thức bên ngoài như ảnh hưởng của màu
giấy, mà phép đo “tuyệt đối” của HR được tính như sau:
Absolute HR = ND_HR + ND (giấy)
Trong khi đó TVI chỉlà phép tính “tương đối” (Relative) chỉcó mức độ tương
quan gián tiếp đến hình thức bên ngoài.
Thường thì giá trị HR sẽđược tính bằng cách đo mật độ (Density) nhưng đối với phép đo “Absolute HR” (tính thêm mật độ giấy) ta có thể đo bằng giá trị L*. Giá trị L* của HR Absolute cho độ sáng giấy tiêu chuẩn là 95 và mức tối đa tại vùng tối 300% CMY có giá trị L* ít nhất là 25, tương ứng với 1.35 ND hoặc mức tối đa vùng tối 100% màu K có L* ít nhất là 16, ứng với 1.7 ND. Tất cả giá trị L* của HR Absolute cho các loại giấy khác nhau đều được tính tựđộng bởi phần mềm
IDEAlink Curve. Đặc biệt giá trị HR không được khuyến khích đo theo phép tính “tương đối” (Relative) bởi hầu hết các máy đo quang phổ không cho phép hiệu chỉnh tùy ý và việc tính giá trị L* “tương đối” sẽkhông có đáng kể nếu giấy chuẩn
thay đổi giá trịL* = 95.
Highlight Contrast (HC)
Một biến khác đi cùng phương phápG7 là “Highlight Contrast” (HC). Chức năng
chính của HC là kiểm tra nhanh chóng NPDC vùng tương phản sáng (ô 25%), thường người ta sử dụng vùng này để nhận biết khả năng phục chếmàu xám rõ nhất. Những thay đổi ở vùng 25% cần được kiểm tra cẩn thận trong quá trình phục chế màu. HC cũng đều được tính toán đo hai lần tương tự HR là HC_cmy và HC_k, nhưng HC mà trên trên khoảng 0.8 ND thì nó chỉlà một hằng sốảo.
Phép đo HC_cmy được tính toán dựa trên cách đo ND của ba màu kết hợp CMY
lần lượt có giá trị là 25% Cyan, 19% Magenta và 19% Yellow. Bên cạnh đó HC_k tương ứng giá trị 25% Black. Thường thì nếu muốn hiệu chỉnh NPDC cho màu đen để phù hợp với NPDC của CMY ta nên dùng giá trị HC_cmy là 0.25 thay vì 0.22
giá trị của HC_k. Dưới đây là công thức tính cơ bản của biến HC:
HC_cmy = ND (25c, 19m, 19y) - ND (giấy)
HC_k = ND (25k) - ND (giấy)
Cho biết dung sai ND đề nghịcho HC là ±0.03.
Ngoài những biến số trên HC còn một giá trị cần lưu ý là “Absolute HC” đo theo mật độ hoặc đo theo biến L* của không gian Lab. Giá trị L* của “Absolute HC”
theo độ sáng giấy chuẩn cũng là 95 và phạm vi ảnh hưởng phải nằm trong khoảng
0.8 ND. Một điểm đặc biệt cần lưu ý khi tính các biến HC, HR hoặc SC bằng giá trị L* khi giấy không có độsáng đúng chuẩn ta phải chuyển đổi không gian CIELab_L thành CIEXYZ_Y, sau đó chia tỷ lệ giá trịCIEXYZ_Y theo sựkhác biệt trong giấy
CIEXYZ_Y rồi mới chuyển giá trịCIEXYZ_Y mới trở lại không gian CIELab_L. Shadow Contrast (SC)
Biến mới cuối cùng được giới thiệu trong phương pháp G7 là “Shadow Contrast”
được viết tắt là SC. SC dùng đểkiểm tra nhanh NPDC vùng tương phản tối (ô 75%)
trong quá trình sản xuất, nó là sự thay thế cho các giá trị tương phản in CMY riêng
lẻ. Giá trị tương phản in càng cao càng tốt, tương phản cao chỉ số tương phản tông lớn có thể phân biệt mật độ giữa vùng tông 75% và mật độ tông nguyên. SC cũng tương tự hai giá trịphía trên đều được tính toán hai lần đo, một là SC_cmy và SC_k.
Magenta và 66% Yellow. Giá trị của SC phụ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của mỗi thiết bịvà được tính toán tựđộng dựa theo phần mềm Curve.
SC_cmy = ND (75c, 66m, 66y) - ND (giấy) SC_k = ND (75k) - ND (giấy)
Những phép đo còn lại như “Absolute SC” đo bằng giá trị mật độ hoặc giá trị L*
tương tự các biến HR, HC. Trong đó ta xét dung sai gần đúng cho ND_SC là ±2.0