Khái niệm, mục đích quản lý màu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 27)

Sản xuất in bao gồm các quá trình phục chế trên nhiều thiết bị khác nhau và bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Một quá trình sản xuất in ấnthông thường sẽ gồm những công đoạn phục chế sau:

 Hình ảnh được chụp bằng máy chụp kỹ thuật số hoặc quét lại bằng một máy quét.

 Hình ảnh được đưa vào một chương trình máy tính để xửlý và kết quảđược hiển thịtrên màn hình máy tính

 Hình ảnh được in thửđểkhách hàng duyệt trước khi in sản lượng

 In sản lượng

Một điểm mà tất cả các nhà thiết kếcũng như các kỹ thuật viên chế bản đều thấy là nếu không có biện pháp quản lý màu thì màu hiển thị trên màn hình khác

nhiều so với tờ in thử và màu trên tờ in thử cũng sẽ khác nhiều so với tờ in sản

lượng. Trong quá khứ, những hạn chế như thế sẽ gây ra những hiểu lầm và ngộ

nhận giữa khách hàng và nhà in. Trong thực tế, để phục chếmàu tốt mà không dùng đến hệ thống quản lý màu, cần phải dựa vào sự chỉnh sửa của người kỹ thuật viên

có kinh nghiệm và cần phải tốn nhiều thời gian cho việc này. Trong một môi trường sản xuất và kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp thường không có thời gian và

cũng không có nhiều kỹ thuật viên kinh nghiệm như thế, do vậy họthường dựa vào

một hệ thống quản lý màu nhằm phục chế màu ổn định và chính xác dựa trên một nguyên tắc căn bản là không đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm.

Quản lý màu là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau

trong cùng một hệ thống phục chếtheo các điều kiện in thực tếđể màu khi in ra sẽ

giống với tờ in thử hoặc kỳ vọng của khách hàng. Mục đích của quản lý màu là xác định tọa độ không gian màu của tất cả các thiết bị có kết nối trao đổi dữ liệu với

nhau đểđảm bảo sự phục chếmàu trung thực1.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)