Những mức độ cân chỉnh G7

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 49 - 52)

Phương pháp G7 gồm bốn mức độ cân chỉnh là:

G7 Grayscale

Đây là mức độ cân chỉnh đầu tiên và cũng là mức căn bản trong phương pháp G7. Tại mức độ này bắt buộc phải có NPDC với các giá trị hiệu chuẩn cùng với

tông màu và cân bằng xám. Mức G7 Grayscale chỉ là một trong những tiêu chí tối thiểu cần đạt được, kiểm soát mật độ, đo và tạo curve G7 với phần mềm chỉnh curve.

Sau đó nhập các giá trị đã hiệu chỉnh vào RIP, in lại, đo lại và kiểm tra.

Ở mức độG7 Grayscale không nhất thiết phải có thang xám sử dụng theo các

màu chuẩn hoặc phù hợp với không gian màu chuẩn như SWOP, GRACoL. Những

bước cơ bản được thực hiện tại bước này, lưu ý thiết bị sử dụng phải được cân chỉnh tốt, chạy ổn định.

Chuẩn bị máy móc và vật liệu (giấy, mực,..) In dải màu P2PTarget (ví dụ: dải màu P2P51).

So sánh “NPDC tham chiếu” với NPDC G7 và tính toán lại cho đúng giá trị.

So sánh “cân bằng xám tham chiếu” với cân bằng xám G7 và tính toán các giá

trị.

Áp dụng các giá trịđúng vào RIP.

Cuối cùng là in dải màu P2P Target mới thông qua các đường curve mới trong RIP và xác thực độ chính xác hiệu chuẩn G7.

Đểđạt được mức G7 Grayscale ta cần thỏa theo các giá trị dung sai theo bảng

2.3, lưu ý giá trị này sử dụng mực in không cần chuẩn.

Bảng 2.3: Giá trị dung sai cần đạt cho mức G7 Grayscale

Thông số cần đạt Dung sai

Trọng số ΔL* (wΔL*), cho thang ba màu CMY và K. Đo cột 4 và 5 trên dải

màu P2P)

wΔL* trung bình ≤ 1.5 wΔL* tối đa ≤ 3.0

Trọng số ΔCh* (wΔCh*), cho thang ba màu CMY. Đo cột 5 dải màu P2P

wΔCh* trung bình ≤ 1.5 wΔCh* tối đa ≤ 3.0 Trong đó ta có:

 ΔL* là sựkhác biệt vềđộ sáng giữa hai mẫu đo, bỏ qua sựkhác biệt vềmàu

sắc, tạo số liệu hoàn hảo để đo lỗi sai số NPDC trong G7. Mục tiêu của hàm

trọng số là làm giảm thiểu tầm quan trọng của các lỗi cân bằng xám khó kiểm soát trong các màu xám CMY rất tối thường bị che phủ bởi mực đen. Về mặt

toán học ΔL* là kết quả của việc trừ giá trị đo được từ giá trị tham chiếu, biết LT là giá trị mong muốn (Target) và LS giá trị đo. Công thức lần lượt của ΔL* và wΔL*:

 Còn wΔCh* là giá trị ΔCh sau khi được truyền qua một đường cong làm

giảm lỗi trên vùng tối. ΔCh* cho biết sựkhác nhau vềmàu sắc giữa hai mẫu đo,

bỏ qua mọi sự khác biệt về độ sáng, tạo điều kiện hoàn hảo để phát hiện lỗi có độ sáng khó kiểm soát trong các màu xám đậm, tối thường ít gây chú ý đến mắt

người. ΔCh* càng nhỏ thì những màu không mong muốn càng ít. Trọng số wΔCh* tương tự wΔCh*.

Công thức thể hiện của ΔCh* và wΔCh*:

Hình 2.19: Dải màu P2P51 Target

G7 Targeted

G7 Targeted là mức độ thứhai sau khi đã đạt được G7 Grayscale, điều cần lưu ý là khi đã không đạt mức độ G7 Grayscale thì không thể qua mức độ thứ hai,

nhưng thường thì Target đạt trước thì Grayscale sẽ đạt. Tại mức độ này ta phải có

cân bằng xám G7 NPDC, màu tông nguyên và màu chồng Red, Green, Blue thỏa

theo ISO 12647. Nói cách khác muốn cân chỉnh theo G7 Targeted thì thông số kỹ

thuật của vật tư đầu vào phải nằm trong khoảng sai số cho phép của ISO 12647 để tránh ngộ nhận sai lầm về việc có thể sử dụng bất kỳ loại giấy nào cũng có thể thực hiện G7 được. Trong đó cần lưu tâm đến giá trị LAB của màu mực tông nguyên,

thực hiện được G7 Target là ta đã có khả năng thực hiện việc hiệu chỉnh thiết bị theo một tiêu chuẩn.

Để thực hiện cân chỉnh G7 theo G7 Targeted ta chỉ cần làm theo các bước đã được liệt kê tại G7 Grayscale, nhưng cần chú ý sau khi đã chuẩn bị máy móc và vật liệu. Thì bước tiếp theo là phải điều chỉnh các giá trị CIELab của CMYK-RGB nằm trong dung sai được chỉ định trong điều kiện tham chiếu. Ngoài ra, muốn đạt được

G7 Target ta cần tham khảo giá trị dung sai cho phép nhưng phải đảm bảo mực in phải phù hợp với điều kiện in tham chiếu (CRPC) được chỉ định theo chuẩn mong muốn hoặc có thể tự tạo.

Bảng 2.4: Giá trị dung sai cần đạt cho mức G7 Target

Thông số cần đạt Dung sai

Vật liệu nền (giấy) ΔE00 ≤ 3.0

Đen tông nguyên ΔE00 ≤ 5.0

CMY tông nguyên ΔE00 ≤ 3.5

Màu chồng RBG tông nguyên ΔE00 ≤ 4.2

G7 Colorspace

Khi đã đạt được mức G7 Grayscale và G7 Targeted ta đã có đủ điều kiện thực hiện G7 Colorspace, mức độ này áp dụng khi thiết bị đã được hiệu chỉnh theo G7

phải có mô phỏng chặt chẽ một không gian màu được chỉ định, ví dụ: SWOP,

GRACoL. Có thể nói đây là mức độ để tạo ra bản in thử G7 dễ dàng có tính xác

thực, phù hợp với các giá trị CIELab của bảng IT8.7/4 nằm trong khoảng dung sai

được quy định bởi ISO và IDEAlliance. Ta có thể dùng bảng màu TC1617 (IT8.7/5)

thay vì sử dụng kết hợp cả bảng P2P51 và IT8.7/4 đểđánh giá G7 Colorspace.

Hình 2.20: Bảng màu IT8/7.4 (Bên trái mô phỏng theo mắt người; bên phải ngẫu nhiên)

Ngoài ta, để đánh giá độ chính xác G7 Colorspace trong hệ thống in thử ta có

thểđo giá trị thông qua dải màu của IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013.

Hoặc kiểm tra thông qua TC1617 (P2P51 + IT8.7/4).

Bảng 2.5: Giá trị dung sai khuyến nghị tại mức G7 Colorspace

Thông số cần đạt In thử In sản lượng

Vật liệu ΔE00 ≤ 1.5 ΔE00 ≤ 3.0

Màu đen tông nguyên ΔE00 ≤ 5.0 ΔE00 ≤ 5.0

CMY tông nguyên ΔE00 ≤ 3.5 ΔE00 ≤ 3.5

Màu chồng RBG tông

nguyên

ΔE00 ≤ 4.2 ΔE00 ≤ 4.2

Tất cảô màu IT8.7/4 ΔE00 trung bình ≤ 1.5 ΔE00 tối đa ≤ 4

Ô thứ95% có ΔE00 ≤ 3.0

ΔE00 trung bình ≤ 3.5

Ô thứ95% có ΔE00 ≤ 5.0

G7 Extreme

G7 Extreme tương tự như G7 Grayscale nhưng nó được áp dụng cân chỉnh G7

cho thiết bị có không gian màu lớn hơn so với không gian màu in thương mại. Ví dụ, nhiều máy in phun có không gian màu lớn hơn nhiều so với GRACoL. Điều này dẫn đến sẽkhông có hạn chế không cần thiết nếu buộc phải khớp với bất kỳ không gian màu nào chỉđể tuân thủG7.

Sự khác biệt giữa G7 Extreme với G7 Targeted và Colorspace là không có bước

điều chỉnh giá trị CIELab của bảy màu CMYK-RGB mà tiếp tục thực hiện việc in,

đo dải màu P2P và bảng màu IT8.7/4 sau khi đã chỉnh sửa đường cong curve trong

RIP. Sau khi đã in bảng màu IT8.7/4 hoặc bảng màu TC1617 rồi tiến hành tạo ICC Profile.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)