Đặc điểm của in kỹ thuật số

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 64 - 67)

In kỹ thuật số là tên gọi phổ thông cho kỹ thuật in NIP hay kỹ thuật in mà

không dùng bản in vẫn có thểin được các hình ảnh khác nhau trên giấy. Kỹ thuật in NIP về cơ bản là xử lý dữ liệu số và xuất dữ liệu ra cũng ở dạng số thông qua hệ

thống máy in ma trận điểm được điều khiển bởi một máy tính trung tâm. Hệ thống

máy in trực tiếp từ máy tính đến máy in ứng dụng kỹ thuật in không dùng bản in

không đòi hỏi phải có bản in. Thông tin được lưu giữthông tin một cách cốđịnh, kỹ

thuật này có hiệu quả tốt trong sản xuất in, như in theo yêu cầu, in cá nhân,…

Người ta đặt tên cho các kỹ thuật này dựa vào nguyên tắc cơ bản vật lý và hóa học áp dụng cho nó. Mỗi một kỹ thuật sẽ có nguyên tắc khác nhau, ví như kỹ thuật Electrophotography thì việc ghi hình ảnh dựa vào tác động của các tế bào quang

điện, còn Inography thì một lượng ion sẽ được truyền tới một bề mặt thích hợp để

tạo ra hình ảnh hoặc quá trình in phun thì mực được truyền trực tiếp lên bềmặt qua hệ thống vòi phun trung gian.

Trong các kỹ thuật in không bản, các tác động vật lý để tạo ra hình ảnh thường

đòi hỏi dùng các loại mực đặc biệt, ởkỹ thuật in phun thì thích hợp với mực lỏng có độ nhớt thấp, rất tốt khi dùng mực được làm chảy bởi nhiệt và bám dính khi làm

lạnh. Trong khi đó kỹ thuật thermography thì dùng mực mà có thể bám trên các loại

mực khác. Mỗi một kỹ thuật in được chọn sẽ có từng bước khác nhau, không nhất thiết phải trải qua tất cả các bước. Hầu hết tất cả quy trình đều phải có chức năng ghi hình (tạo ảnh ẩn), cấp mực cho ảnh ẩn, truyền mặt lên bềmặt vật liệu. Ngoài ra

còn một số chức năng khác như: ổn định hình ảnh, làm khô, lau sạch và chuẩn bị bề mặt mang hình ảnh.

Hình 2.25: Đơn vịđiển hình cho kỹ thuật in NIP

Trong in kỹ thuật số những hình ảnh ẩn trên vật mang hình ảnh được tạo ra bằng các đơn vị ghi hình ảnh kiểm soát bằng số hóa. Nên chất lượng in phụ thuộc

vào độ phân giải của hệ thống ghi hình (tổng số điểm ghi trên 1 inch, còn gọi là

dpi). Chất lượng in còn tùy thuộc vào chất lượng hình dạng từng điểm ảnh (pixel), khả năng truyền những lượng mực khác nhau đến từng điểm ảnh (phần tử ảnh) và các điểm trame. Một điểm ảnh tầng thứ truyền thống được tái tạo bằng sốhóa thành các điểm ảnh (pixel) trên một ô lưới (phần tử nửa tông) và mỗi ô lưới có khả năng

chứa một hạt trame nửa tông.

Hình 2.27: Các phần tử nửa tông là tập hợp của một sốlượng các ô lưới

đều nhau

Độ phân giải ghi càng cao thì hình ảnh càng sắc nét. Ta có thể tính toán số điểm ghi trong mỗi ô lưới bằng bình phương của thương số giữa độ phân giải ghi của thiết bị với độ phân giải trame. Trên thực tếcó hàng nghìn điểm ghi trong một ô

lưới. Chẳng hạn nếu độ phân giải của thiết bị là 2400dpi và độ phân giải trame là 150lpi thì trong một ô lưới sẽ có 256 điểm ghi. Mỗi pixel tạo nhiều mức độ xám,

các mức độxám này chính là các lớp mực mà có độ dày khác nhau. Sốmức độxám có ý nghĩa là số chi tiết được thể hiện của một hình ảnh khi chuyển từ phần sáng

đến phần tối. Để có thể phục chế hình ảnh chính xác, các thiết bị Postscript thông

thường đòi hỏi ít nhất 256 mức độ xám. Nếu càng nhiều điểm ghi trong một ô lưới

thì càng có nhiều mức độ xám được phục chế. Số mức độ xám được xác định bởi

bình phương giữa độ phân giải in (ghi) với độ phân giải trame rồi cộng thêm 1.

Vì độ phân giải của thiết bị in là cố định nên quan hệ giữa mức độ xám và độ

phân giải trame là tỉ lệ nghịch, khi tăng độ phân giải trame (lpi) thì sốmức độ xám

giảm đi và ngược lại. Với một máy in có độ phân giải là 300dpi, nếu muốn in với

256 mức độ xám thì ta chỉ đạt được độ phân giải trame là khoảng 18lpi. Và trong trường hợp này ta không thể phục chế bởi hạt quá to và thô.

Các mức độ xám của điểm ảnh có thểđược thay đổi bằng cách thay đổi bề dày lớp mực hoặc kết hợp cả việc thay đổi độ dày lớp mực và đường kính điểm ảnh. Trong quá trình in phun kích thước những điểm riêng lẻ (single dot) phụ thuộc vào thểtích cũng những giọt riêng biệt thoát ra truyền lên giấy. Sựkhác nhau về thể tích

mực là một trong nhiều cách khác nhau để tạo ra các điểm ảnh có đường kính khác

nhau. Với quá trình in “nhỏ giọt tại nơi cần” là sự lựa chọn vị trí cho các kênh mực riêng biệt được phun ra với số lượng khác nhau từ vòi phun. Cách làm này được thực hiện bằng cách điều khiển xung và cũng có thể bằng cách kiểm soát từng vòi phun riêng biệt. Tuy nhiên, những giọt mực lớn hơn để tạo ra các giá trị xám có thể

được phun ra rất nhanh trước khi có sựva đập vào bềmặt của tập hợp các giọt riêng lẻ, chúng bay nhanh đến bềmặt giấy trước khi thông tin của điểm ảnh kế tiếp được

phun ra. Các điểm có mức độ xám khác nhau trong ô điểm ảnh được tạo bởi nhiều giọt mực trên một điểm ảnh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)